ClockThứ Sáu, 17/09/2021 13:37

Quy hoạch tốt - yếu tố cốt lõi để có nhà đầu tư tốt

Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của yếu tố quy hoạch, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, có quy hoạch tốt mới có được đề án, dự án tốt.

TP. Huế xây dựng lộ trình quy hoạch, phát triển mạng lưới trường, lớp đến năm 2025Ký kết hợp tác phát triển đô thị thông minh với Hàn QuốcQuy hoạch đường sắt kết nối liên thông cảng biển, hàng khôngỨng dụng viễn thám và GIS cho sự phát triển của HuếCần di dời cơ sở sản xuất gốm đến vùng có quy hoạchQuy hoạch chi tiết cho du lịch biểnLập quy hoạch phải khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh các phân khuPhải có tầm nhìn chiến lược cho công tác quy hoạch

Tuyến đường cao tốc Hạ Long-Vân Đồn (Quảng Ninh). Ảnh minh họa: TTXVN phát

Từ đó, mới có nhà đầu tư tốt và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công. Tuy nhiên, việc lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 chưa đạt yêu cầu đề ra đang làm cản trở thu hút đầu tư, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang gây những bất lợi cho nền kinh tế.

Tiến độ lập quy hoạch chưa đạt yêu cầu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Luật Quy hoạch và các văn bản hướng dẫn về triển khai lập quy hoạch cho thời kỳ 2021 - 2030 đã được các cấp có thẩm quyền ban hành cơ bản đầy đủ và đồng bộ.

Dự kiến trong năm 2021, sẽ có 19/38 quy hoạch ngành quốc gia, 1/6 quy hoạch vùng, 26/63 quy hoạch tỉnh hoàn thành lập, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các quy hoạch còn lại sẽ được hoàn thiện và trình thẩm định trong năm 2022. Tuy nhiên, tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 chưa đạt được yêu cầu đã đề ra.

Lý giải nguyên nhân, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Luật Quy hoạch có nhiều quy định mới về nội dung, phương pháp lập quy hoạch, quản lý nhà nước theo hướng tích hợp, phối hợp đa ngành và áp dụng công nghệ tiên tiến. Vì vậy, việc xây dựng các văn bản hướng dẫn cần nhiều thời gian nghiên cứu, thống nhất giữa các bộ, ngành để ban hành.

Ngoài ra, việc tổ chức lập các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia là nhiệm vụ mới, phức tạp và lần đầu tiên được triển khai đồng thời ở tất cả các cấp, các ngành. Đặc biệt, nhiều quy hoạch cấp dưới được lập khi quy hoạch cấp trên chưa được ban hành nên nội dung quy hoạch cấp dưới khó cụ thể hóa đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, định hướng, phương án phát triển và giải pháp của quy hoạch cấp trên.

Cùng với đó, tư duy trong việc lập quy hoạch và quản lý nhà nước chậm đổi mới, trì trệ, chưa muốn thay đổi theo yêu cầu của Luật Quy hoạch, nhất là việc trông chờ điều chỉnh quy hoạch thời kỳ 2011-2020 để dễ thực hiện.

Bên cạnh đó, số lượng quy hoạch phải lập nhiều và phải được lập đồng thời trong bối cảnh các đơn vị, địa phương áp dụng phương pháp lập quy hoạch mới. Còn cán bộ chuyên môn của các cơ quan và đơn vị tư vấn lập quy hoạch chưa có kinh nghiệm, thậm chí thiếu về số lượng và hạn chế về năng lực.

Chỉ ra một số khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong việc quy hoạch, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, Hà Nội đang nỗ lực để báo cáo về quy hoạch thành phố vào cuối năm 2021. Hà Nội đang phải cùng lúc thực hiện song song và điều chỉnh một số quy hoạch; trong đó, có bổ sung quy hoạch không gian ngầm của thành phố; đồng thời, điều chỉnh một số quy hoạch của Thủ đô liên quan tới việc xây dựng đường Vành đai 4…

Đại diện TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, tiến độ thực hiện của thành phố bị ảnh hưởng chủ yếu liên quan tới vấn đề xác định nguồn vốn cho công tác quy hoạch. Công tác quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia sử dụng vốn đầu tư công. Do vậy, nhiều quy hoạch phải chờ kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội thông qua mới có cơ sở triển khai thực hiện.

Một số địa phương khác như: Thanh Hóa, Nghệ An cũng cho biết, quy hoạch tỉnh được lập khi các quy hoạch cấp trên (quốc gia, vùng, ngành) chưa được ban hành. Các khung định hướng cũng chưa có dẫn đến nội dung của quy hoạch cấp dưới khó cụ thể hóa đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, định hướng, phương án phát triển của các quy hoạch cấp trên.

Không những thế, diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 của nhiều địa phương. Nhiều đơn vị không tiếp cận được thực địa để khảo sát, nghiên cứu và lập quy hoạch…

Khẩn trương xây dựng dữ liệu quốc gia về quy hoạch

Để tháo gỡ kịp thời khó khăn cho các bộ, ngành, địa phương và đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng lộ trình, tiến độ và kế hoạch cụ thể theo tháng đối với từng giai đoạn của quá trình lập quy hoạch.

Cùng với đó, Chính phủ giao cho các bộ, ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, trình Chính phủ sửa đổi hoặc sửa đổi theo thẩm quyền những quy định trong các văn bản hướng dẫn chưa phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch.

Tại “Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác quy hoạch” mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, công tác quy hoạch không mới, nhưng việc triển khai Luật Quy hoạch lần này có điểm mới là phải đồng thời làm quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, quy hoạch ngành. Theo đó, triển khai những công việc mới bao giờ cũng có những khó khăn, lúng túng.

Để kết nối các quy hoạch, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, cùng làm, cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Các bộ, ngành, địa phương phải làm tốt nhất quy hoạch ngành mình, địa phương mình; đồng thời, phối hợp thật tốt, tăng cường trao đổi giữa địa phương và Trung ương, giữa các địa phương trên tinh thần không câu nệ về hành chính, thủ tục, không cục bộ, chia cắt, manh mún.

“Các Bộ trưởng công bố khung quy hoạch ngành để các địa phương nghiên cứu, tiếp thu, tích hợp, cụ thể hóa vào quy hoạch địa phương, phù hợp với quy hoạch quốc gia và quy hoạch vùng”, Thủ tướng yêu cầu.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc lập quy hoạch quốc gia được dựa vào quan điểm, khung định hướng, mục tiêu, thực trạng, yêu cầu để xác định con đường đi đúng cho phát triển đất nước. Dựa vào các quy hoạch hiện có, các định hướng của các ngành để lập quy hoạch quốc gia; trong đó các quy hoạch cấp dưới dựa vào quy hoạch cấp trên để lập và điều chỉnh. Khi quy hoạch này đã xong mà các quy hoạch cấp dưới không phù hợp thì phải điều chỉnh.

Các nội dung tại khung định hướng sẽ là cơ sở cho các quy hoạch khác dựa vào, làm theo. Theo quan điểm lập quy hoạch, cấp lập quy hoạch càng cao thì quy hoạch càng mang tính định hướng và quy hoạch cấp dưới càng phải chi tiết. Khi lập đồng thời các quy hoạch, xong nếu có mâu thuẫn, chồng chéo, điều chỉnh, chỉnh sửa sẽ phức tạp.

Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển Trần Hồng Quang cho biết, quan điểm của quy hoạch tổng thể quốc gia là phát triển quốc gia như một thể thống nhất, không bị chia cắt, không bị ràng buộc bởi địa giới hành chính nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh toàn cầu của quốc gia, hạn chế các địa phương cạnh tranh không lành mạnh với nhau. Các nguồn lực đất nước được sử dụng một cách hiệu quả nhất vì lợi ích quốc gia.

Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch Đinh Trọng Thắng cho rằng, đây là quy hoạch rất quan trọng, khung định hướng cần bám sát quy định của Luật Quy hoạch, xác định cách tiếp cận, phương pháp luận; rà soát, đánh giá nguồn lực, không gian phát triển. Đồng thời, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của quy hoạch cần cụ thể hóa hơn; kết nối giữa các quy hoạch; rà soát thực trạng, đánh giá hiện trạng để xác định điểm nghẽn, ưu tiên phát triển.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, việc triển khai đồng thời các quy hoạch cấp quốc gia và các quy hoạch cấp dưới là vấn đề đã được Quốc hội cho phép, không thể chờ đợi vì có thể sẽ lỡ mất cơ hội phát triển của địa phương. Song, phải sớm có khung định hướng của các quy hoạch quốc gia như quy hoạch tổng thể quốc gia; quy hoạch sử dụng đất quốc gia và quy hoạch không gian biển quốc gia; quy hoạch ngành quốc gia. Từ đó để làm căn cứ định hướng cho các quy hoạch tỉnh triển khai trên tinh thần không cát cứ mà phải chia sẻ thông tin để làm đồng thời.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nhà đầu tư đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn cho biết, trong thời gian tới, dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục nỗ lực để nhanh chóng, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc để góp phần đưa ngành công nghiệp bán dẫn trở thành động lực và đột phá mới, giúp Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Các nhà đầu tư đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam
Hoàn thiện hạ tầng cho ngành giáo dục

Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học và đẩy mạnh triển khai chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), TP. Huế tăng cường đầu tư cơ sở vật chất (CSVC), hạ tầng trường lớp, xứng đáng là lá cờ đầu trong lĩnh vực GD&ĐT của tỉnh.

Hoàn thiện hạ tầng cho ngành giáo dục

TIN MỚI

Return to top