ClockThứ Bảy, 18/02/2023 14:30

Thức tỉnh làng chài Phú Hải

TTH - Hãy lắng lòng thư thái để nghe lời vỗ về của sóng nước Tam Giang mà quên đi mọi ưu tư muộn phiền của cuộc sống, tan biến mọi nhọc nhằn vất vả để có được tâm thái tự tại an nhiên trước những biến động vô thường của xã hội.

“Hậu duệ” nghề biểnPhát triển vùng đầm phá: Khơi tiềm năng, tăng nguồn lực - Kỳ 1: Đời phá, phận ngườiĐầu tư 105 tỷ đồng xây dựng đường tây phá Tam Giang-Cầu HaiThương hiệu cho cá đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

Làng chài Phú Hải hôm nay. Ảnh: NGỌC THÚY

Đầu năm 2023, nhóm nghiên cứu chúng tôi đổi gió lên chuyến xe về biển tìm giây phút thư thái gần thiên nhiên như cái nếp quen của con người xứ Huế. Xe không dừng lại mà đi ngang qua bãi biển Thuận An đông đúc để về nơi ít náo nhiệt hơn, làng chài Phú Hải xuất hiện với dãy nhà khang trang soi bóng phá Tam Giang, bên trái gây choáng ngợp với nhà thờ, lăng mộ rực rỡ uy nghiêm tựa lưng ra biển.

Chúng tôi dạo quanh âu thuyền, khu vực nổi bật nhất xã với hàng trăm thuyền đang neo đậu trên vùng phá Tam Giang rộng bao la. Trong ánh nắng chiều, gió lồng lộng, một địa điểm lý tưởng để bỏ hết bộn bề công việc hằng ngày, lắng lòng tận hưởng thiên nhiên hoang sơ tươi đẹp. Tạt ngang qua chợ hải sản Cự Lại, chúng tôi tha hồ chọn lựa đặc sản vùng biển của Huế với giá cả rất chi là thoải mái. Nhóm được người dân bản địa nhiệt tình giới thiệu món đặc sản độc đáo của xã là nước mắm, bánh ép, các món cá nướng tha hồ chọn lựa cho ẩm thực buổi chiều tà. Đứng trước bãi biển Phú Hải còn nguyên nét hoang sơ chưa khai phá, hàng cây thông rì rào trước gió biển. Ngẫm qua Phú Hải có tài nguyên đầm phá, biển tương đồng với Thuận An; xã giàu có nguồn hải sản; giàu lắm nét hoang sơ chờ được khai phá; giàu vô cùng tình cảm chân chất người dân biển với chỉ hơn 6.000 dân.

Nhóm chúng tôi tự hỏi rằng, người dân Phú Hải xứng đáng sống hạnh phúc, đầy đủ hơn nữa khi đánh thức được sự giàu có hòa hợp với sự trưởng thành của xã hội hiện đại. Trẻ em xứng đáng được nô đùa trong không gian vui chơi của riêng mình, được tiếp xúc với hoạt động giáo dục đào tạo tốt hơn để phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ. Người dân chài xứng đáng được trải nghiệm thêm thời gian ban đêm trên phá Tam Giang để lấy lại sức lực và tinh thần sau ngày làm việc gian nan vất vả.

Phú Hải cần lắm công viên, khu vui chơi, nơi học tập rèn luyện kiến thức để trẻ em được phát triển đầy đủ. Phú Hải cần lắm một khu vực về đêm trên phá Tam Giang để người dân bản địa và khách thập phương được tận hưởng ẩm thực hải sản, vui chơi, mua sắm tạo không gian công cộng kết nối, trò chuyện giữa hàng xóm láng giềng không chỉ Phú Hải mà còn Phú Diên, Thuận An, thành phố Huế. Tất cả tổng hòa Phú Hải cần có những câu chuyện hay về đêm gắn liền với sự giàu có của vùng phá Tam Giang rộng lớn, gắn liền với văn hóa sống chan hòa của người dân biển và giữ được nét hoang sơ làng chài đặc trưng của Huế.

Nhóm nghiên cứu sẽ quay lại Phú Hải trong một ngày gần nhất để hỏi người dân nơi đây về mong muốn được nhìn thấy một Phú Hải tỉnh thức sự giàu có của hiện tại mang hình ảnh làng chài sôi động về đêm, phá Tam Giang lung linh ánh đèn trên mặt nước, xung quanh đầy ắp tiếng cười của trẻ thơ và những lời to nhỏ câu chuyện hàng ngày của người dân chài sau một ngày lao động mệt nhọc.

QUỐC ANH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Nhìn vô trong Huế...”

Thuở ấu thơ, trẻ con làng tôi đứa mô cũng có một niềm ao ước đó là được đi Huế chơi ít nhất là một lần. Đình làng Đại Lộc quê tôi có một lùm mù u rậm rạp và là chốn để chúng tôi leo trèo và hát những câu nghêu ngao vào những buổi chiều hè: “Trèo lên cây mù u nhìn vô trong Huế...”. Rồi những đêm không trăng, trời đầy sao, lũ trẻ con làng chúng tôi nhìn về phía xa xôi, nơi có một quầng sáng phía chân trời và nói với nhau rằng, đó là Huế. Hồi đó, làng tôi có một chuyến đò đi Huế hàng ngày xuất phát ở bến đò Đồng Dạ, nơi con sông Ô Lâu bắt đầu chảy qua làng tôi. Nhưng phải có công chuyện chi quan trọng thì nông dân làng tôi mới đi Huế, còn trẻ con như chúng tôi thì rất khó để được đi.

“Nhìn vô trong Huế  ”
Con đò trên phá Tam Giang

Giữa những làn sóng vỗ bập bềnh pha lẫn một chút hương vị mặn mòi của gió biển, phá Tam Giang hôm ấy lộng lẫy ánh nắng vàng rực. Dưới mái che của con đò nhỏ, chị Thương, một người phụ nữ vẫn từng ngày lặng lẽ mưu sinh nơi linh hồn của con nước.

Con đò trên phá Tam Giang
Mãn nhãn với dù lượn trên phá Tam Giang

Trong 2 ngày 8-9/6, trên bầu trời đầm phá Tam Giang và biển Quảng Công, Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền) đã diễn ra những màn trình diễn dù lượn đầy ấn tượng, độc đáo, tạo cảm giác lạ lẫm, thích thú cho người dân và du khách.

Mãn nhãn với dù lượn trên phá Tam Giang
Ngày hội “Sóng nước Tam Giang” năm 2024:
Quảng bá văn hóa kết hợp du lịch đặc trưng vùng đầm phá

Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Festival Huế 2024, từ ngày 8 - 10/6, huyện Quảng Điền sẽ tổ chức Ngày hội “Sóng nước Tam Giang” với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao độc đáo, mới lạ, mang đậm nét văn hóa sông nước của vùng quê bên chân phá Tam Giang.

Quảng bá văn hóa kết hợp du lịch đặc trưng vùng đầm phá

TIN MỚI

Return to top