ClockThứ Hai, 19/02/2024 20:46

Phát triển rừng trồng bản địa và trồng cây dược liệu

TTH.VN - Ngày 19/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đã có buổi khảo sát, kiểm tra một số rừng trồng bản địa và trồng cây dược liệu của Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Bồ.

Trồng 2.400 cây rừng bản địaKhông lưu lại trong rừng khi bão, lũ

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh khảo sát, kiểm tra một số rừng trồng bản địa và trồng cây dược liệu ở Phong Điền

Cùng đi còn có lãnh đạo Sở NN&PTNN, huyện Phong Điền.

Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Bồ cho biết, trong năm 2022 và năm 2023, từ nguồn vốn đầu tư trồng rừng thay thế, nguồn thu hợp pháp của đơn vị, nguồn tài trợ, đơn vị đã đầu tư trồng được 530 ha rừng bản địa, trong đó tại khu vực xã Phong Xuân (Phong Điền) đã trồng được khoảng 450 ha rừng.

Ban đã lựa chọn đưa vào trồng môt số loài cây bản địa hiện có trong khu vực đó là re gừng, chò chỉ, gáo vàng, huỷnh, lim xanh. Măc dầu rừng mới trồng chỉ 1, 2 năm tuổi, nhưng đã cho kết quả khả quan, cây trồng sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao, rừng trồng 2 năm tuổi có nhiều khu vực cây đã cao từ 2,5 – 3m. Dự kiến sau 3 năm sẽ khép tán, sau 5 năm đầu tư trồng và chăm sóc, tỷ lệ sống đạt trên 75%, cây rừng cao bình quân từ 4-5m, vượt tiêu chuẩn nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định

Về cây dược liệu, đơn vị đã nghiên cứu, xác định phát triển cây dược liệu là một trong hướng phát triển sản xuất chính của đơn vị giai đoạn 2024-2030. Các loài cây dược liệu đơn vị dự kiến phát triển gồm tràm 5 gân, tràm trà, cà gai leo, sả java, sa nhân tím...

Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Bồ đã trồng được 530 ha rừng bản địa 

Trong năm 2023, đơn vị đã thử nghiệm trồng 10 ha tràm 5 gân giống của Viện giống Trung ương, 1 ha tràm trà, 0,5 ha cà gai leo. Dự kiến năm 2024 sẽ phát triển trồng thêm nhiều diện tích tràm 5 gân, cà gai leo, sả java.

Qua kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Bồ trong việc phát triển rừng trồng bản địa và trồng cây dược liệu trên địa bàn, bước đầu đã cho thấy những hiệu quả để nhân rộng mô hình trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, cây bản địa góp phần hạn chế được nhiều loại hình thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu xảy ra trên địa bàn, tạo cảnh quan thiên nhiên. Vì vậy thời gian tới, ngành nông nghiệp tiếp tục nhân rộng mô hình cũng như vận động người dân trồng cây bản địa góp phần nâng cao độ che phủ của rừng trên địa bàn tỉnh cũng như tạo thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân.

Về phát triển cây dược liệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cho rằng, trồng cây dược liệu sẽ đem lại nguồn thu gấp 4-5 lần trồng keo, không bị gãy đỗ do gió, bão, rủi ro cháy rừng rất thấp, sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên rừng.

Tin, ảnh: Ngọc Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phong Điền: Hoàn thành chương trình xóa nhà tạm

Đó là một trong những thông tin quan trọng đưa ra tại hội nghị đánh giá kết quả hoạt động công tác Mặt trận năm 2024 và triển khai chương trình phối hợp thống nhất hành động năm 2025 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) thị xã Phong Điền tổ chức vào ngày 10/1.

Phong Điền Hoàn thành chương trình xóa nhà tạm
Phong Điền: Nhiều tuyến đường hư hỏng, xuống cấp

Do đầu tư xây dựng đã lâu cùng với những đợt mưa dồn dập gần đây, nhiều tuyến đường liên xã, phường và tỉnh lộ (TL) ở thị xã Phong Điền xuống cấp, hư hỏng nặng làm mất an toàn giao thông (ATGT) cho người, phương tiện lưu thông.

Phong Điền Nhiều tuyến đường hư hỏng, xuống cấp
Công bố thành lập thị xã Phong Điền

Chiều 31/12, huyện Phong Điền long trọng tổ chức Lễ Công bố thành lập thị xã Phong Điền theo Nghị quyết số 1314 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tham dự buổi lễ, có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các vị trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh; cùng nguyên cán bộ lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh, huyện và Nhân dân trên địa bàn Phong Điền.

Công bố thành lập thị xã Phong Điền
Thị trấn Phong Điền và xã Phong Thu về “một nhà”

Từ đầu năm 2025, người dân thị trấn Phong Điền và xã Phong Thu (Phong Điền) về chung "một nhà" sau khi sáp nhập thành đơn vị hành chính (ĐVHC) mới- phường Phong Thu, thuộc thị xã Phong Điền theo Nghị quyết số 1314 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thị trấn Phong Điền và xã Phong Thu về “một nhà”
Phong Điền ngày càng xanh, sạch, sáng

Từ một địa phương thuần nông, huyện Phong Điền đã phát triển và trở thành thị xã vào đầu năm 2025. Điều mà ai đến Phong Điền hôm nay cũng đều cảm nhận được là diện mạo từ đô thị trung tâm huyện lỵ, thị trấn đến các vùng quê đều khang trang, sạch đẹp.

Phong Điền ngày càng xanh, sạch, sáng

TIN MỚI

Return to top