ClockThứ Năm, 26/08/2021 13:15

Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững

TTH - Phát triển sản xuất nông nghiệp là then chốt, xây dựng nông thôn mới (NTM) là căn bản, nông dân giữ vai trò chủ thể... là định hướng mà ngành nông nghiệp đặt ra. Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở NN&PTNT xung quanh vấn đề này.

Khuyến nông giai đoạn 2021-2025: Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vữngPhát huy các tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh, bền vững

Ông Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở NN&PTNT

Ông Nguyễn Đình Đức cho biết: Thời gian qua, sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh có những bước phát triển khá toàn diện, nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển biến rõ rệt theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung; kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư đồng bộ, hoàn thiện. Trong đó, nhiều chỉ tiêu quan trọng đã đạt và vượt mục tiêu đề ra. Xây dựng NTM có những chuyển biến tích cực, đời sống của người dân nông thôn từng bước được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn toàn tỉnh tăng từ 12,6 triệu đồng/năm lên 33,5 triệu đồng (2020), gấp 2,66 lần so với năm 2010. Đến nay, đã có 76/97 xã đạt tiêu chí NTM, tỷ lệ 78,4%.

Một trong những chiến lược của phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là “tái cơ cấu ngành nông nghiệp”. Sau khi thực hiện mục tiêu này, ngành nông nghiệp của tỉnh đã có những thay đổi gì, thưa ông?

Sau 5 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, ngành nông nghiệp của tỉnh đã có những thay đổi rõ nét trên một số phương diện như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Cụ thể, về trồng trọt đã thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực này theo hướng tập trung tăng diện tích lúa chất lượng cao, xây dựng cánh đồng lớn, thực hiện liên doanh, liên kết trong sản xuất nông nghiệp.

Số liệu thống kê cho thấy, diện tích lúa chất lượng cao đến nay ước đạt trên 17.125 ha, chiếm 31,5% diện tích lúa toàn tỉnh, năng suất ước đạt 59,8 tạ/ha, sản lượng ước đạt 102,8 nghìn tấn. Các địa phương đã hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa theo mô hình cánh đồng lớn có liên kết, hợp đồng với các DN trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm.

Nhiều mô hình trang trại đang được khuyến khích phát triển nhằm tạo ra sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hoá, đáp ứng nhu cầu thị trường. Khai thác thủy sản có chuyển biến mạnh về sản lượng đánh bắt nhờ thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích ngư dân tăng năng lực, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ, đầu tư ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại trong khai thác.

Dù có nhiều tiềm năng nhưng nhìn nhận chung, để phát triển SXNN hiện đại, bền vững, chúng ta còn nhiều hạn chế?

Thực tế cho thấy, nông nghiệp tuy có tăng trưởng, nhưng thiếu bền vững, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm chưa cao. Công tác bảo quản, chế biến sau thu hoạch chưa phát triển, phần lớn nông sản tiêu thụ và xuất khẩu ở dạng sơ chế, thô nên giá trị gia tăng còn thấp. Trong khi đó, việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, vệ sinh ATTP chưa nhiều và tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng còn lớn.

Điểm rõ nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu SXNN gắn với xây dựng NTM còn chậm. Chưa thu hút nhiều DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn để tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế nông thôn, làm cơ sở cho tăng thu nhập và nâng cao đời sống người dân. Nhiều địa phương vẫn còn tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là các huyện vùng cao như Nam Đông, A Lưới.

Sau quá trình xây dựng, đã bộc lộ những bất cập như kết quả xây dựng NTM một số địa phương chưa thực sự bền vững, chưa đồng đều giữa các vùng, địa bàn trong tỉnh, đặc biệt là đối với các xã miền núi, xã bãi ngang ven biển... Chất lượng tiêu chí đã đạt chuẩn còn thấp, nhiều xã, nhiều tiêu chí mới đạt ở mức tối thiểu, việc duy trì nâng cao chất lượng tiêu chí NTM sau đạt chuẩn còn nhiều hạn chế, trong khi đó yêu cầu của Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM ngày càng cao.

Vậy, theo ông, ngành nông nghiệp sẽ triển khai những giải pháp, định hướng lớn nào để đạt được mục tiêu đề ra trong thời gian tới?

Nhiệm vụ ưu tiên hiện nay là phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hữu cơ an toàn sinh học; sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, triển khai có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn.

Trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đầu tư hạ tầng là yếu tố then chốt. Do vậy, thời gian tới, ngành tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản ở nông thôn theo diện ưu tiên phục vụ sản xuất và dân sinh, đáp ứng yêu cầu mức đạt chuẩn mới; chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn kết nối với đô thị, kết nối liên xã, liên huyện. Đẩy mạnh xã hội hóa, thực hiện lồng ghép để tạo nguồn lực cho chương trình; nghiên cứu cơ chế chính sách để khuyến khích huy động nguồn lực tại chỗ, nguồn lực huy động từ các tổ chức, DN, người dân trong xây dựng NTM.

Tỉnh cũng tập trung phát triển mạnh các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực theo 3 cấp độ: Sản phẩm thuộc danh mục chủ lực quốc gia (gạo, tôm, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm, rau quả, gỗ và các sản phẩm từ gỗ); sản phẩm chủ lực cấp tỉnh (cá vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai), tôm (tôm sú, tôm thẻ chân trắng); sản phẩm chế biến tôm chua, ruốc, mắm các loại; lúa gạo chất lượng cao, bưởi thanh trà, sen Huế, tinh dầu tràm, tinh dầu sả và các loại tinh dầu từ dược liệu,…) và nhóm sản phẩm đặc sản, có giá trị cá biệt cấp vùng, miền, địa phương, gắn với chương trình OCOP.

Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Hà Nguyên (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững

Ecoba không chỉ là một cái tên, mà là dấu ấn của một cuộc cách mạng xanh trong ngành xây dựng. Được thành lập từ năm 2010, công ty đã vươn mình trở thành người tiên phong trong việc phát triển các giải pháp bền vững, kết hợp công nghệ tiên tiến với sự thấu hiểu sâu sắc về môi trường. Công ty chính là lời giải cho bài toán hiện đại hóa mà không đánh đổi thiên nhiên – một sứ mệnh khởi nguồn từ tầm nhìn vượt thời gian.

Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững
Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

TIN MỚI

Return to top