ClockThứ Bảy, 07/01/2017 13:46

Nuôi cá lồng nước ngọt ở Phú Thượng đang tiến triển

TTH - Tận dụng dòng nước trong lành ở lưu vực sông Hương, từ giữa năm 2015, một số hộ dân xã Phú Thượng (Phú Vang) bắt đầu với nghề nuôi cá lồng nước ngọt và đạt kết quả khả quan.

Ông Minh cho cá ăn hàng ngày

Ông La Xuân Minh là 1 trong 4 hộ triển khai nuôi cá lồng nước ngọt ở Phú Thượng từ tháng 2/2016 với 12 lồng cá ban đầu, bao gồm 11 lồng cá diêu hồng và 1 lồng cá trê phi, mỗi lồng có khoảng 4.000 con cá. Ông Minh cho biết, chu kỳ nuôi cá kể từ khi nhập con giống đến khi xuất bán là 5 tháng, trừ chi phí lãi khoảng hơn 10 triệu đồng/lồng. Đến nay, ông đã xuất 2 đợt cá và chuẩn bị một lượng cá đáng kể phục vụ Tết Nguyên đán. Ông Minh khẳng định: “Thành công ban đầu tuy không lớn, nhưng tạo được tiền đề để tôi tiếp tục mở rộng diện tích nuôi”.

Vốn là nhà phân phối thức ăn thủy, hải sản tại địa phương, ông Hoàng Văn Nhung là người nuôi cá lồng đầu tiên ở Phú Thượng. Đến nay, tổng tiền đầu tư của ông đã gần 1 tỷ đồng với 28 lồng nuôi. Năm 2016, ông Nhung thu hoạch được hơn 30 tấn cá, giá bán bình quân 40.000đ/kg. Ông Nhung khẳng định: “Nếu được quy hoạch, nuôi cá lồng nước ngọt sẽ là một nghề ổn định, tạo việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương”. Hiện, cơ sở của ông Nhung giải quyết việc làm cho 3 lao động thường xuyên với mức thu nhập từ 4 đến 5 triệu đồng/tháng và nhiều lao động thời vụ ở địa phương. Thời gian tới ông tiếp tục đầu tư nhiều hạng mục; trong đó, mong muốn lớn nhất là mở rộng diện tích để tạo con giống.

Toàn xã Phú Thượng có 16 hộ nuôi cá lồng nước ngọt, hầu hết các hộ đặt nuôi dưới khu vực hạ lưu thôn La Ỷ, không thuộc diện quy hoạch du lịch trên sông. Hiện, một số hộ đang liên hệ với chính quyền địa phương để thuê đất mở rộng nghề nuôi cá lồng nước ngọt. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Vang đã có đề án hỗ trợ mỗi hộ nuôi cá lồng nước ngọt 7 triệu đồng/năm.

Cá lồng nước ngọt được thả nuôi quanh năm, không mất quá nhiều công sức, khả năng rủi ro thấp. Sau một thời gian thử nghiệm, với những kết quả khả quan ban đầu, người nuôi cá lồng nước ngọt ở Phú Thượng đang từng bước đi vào quy trình, dần loại bỏ kiểu nuôi tự phát. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là trên địa bàn tỉnh chưa có nhiều cơ sở cung cấp cá giống nên người nuôi chủ yếu phải vào tận Quảng Ngãi hoặc Bình Định để mua, không những tốn kém chi phí vận chuyển mà con giống còn gặp nhiều rủi ro do thay đổi môi trường. Vì vậy cần có những ưu đãi để khuyến khích những hộ đầu tư nuôi cá giống tại chỗ. Đồng thời, tạo điều kiện cho bà con được tham gia các lớp tập huấn để nắm vững kỹ thuật tạo con giống và nuôi cá thương phẩm...

Ông Lê Viết Trung, Chủ tịch UBND xã Phú Thượng trăn trở: “Để không ảnh hưởng đến dòng chảy, bảo đảm môi trường nước và không gây cản trở cho ngành du lịch do việc nuôi cá lồng trên sông Hương, về lâu dài chúng tôi sẽ có kế hoạch khoanh vùng, chỉ cho phép nuôi cá ở  những khu vực nằm ngoài diện quy hoạch du lịch trên sông”.

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nuôi cá lồng tránh lũ

Từ kinh nghiệm nuôi cá lồng nhiều năm và hướng dẫn từ ngành chức năng cùng chính quyền địa phương, người dân ở Phú Lộc đã áp dụng các giải pháp để nuôi cá lồng giảm được rủi ro, thiệt hại trong mùa mưa lũ.

Nuôi cá lồng tránh lũ
IUCN: 25% cá nước ngọt trên toàn cầu có nguy cơ tuyệt chủng

Theo bản Sách đỏ toàn cầu về các loài nguy cấp vừa được cập nhật ngày 11/12 của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), một phần tư các loài cá nước ngọt trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng và ít nhất 17% loài cá nước ngọt bị đe dọa đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Điều này nhấn mạnh tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu do con người gây ra đối với động vật hoang dã trên hành tinh.

IUCN 25 cá nước ngọt trên toàn cầu có nguy cơ tuyệt chủng
Đội mưa chăm cá lồng ngày lũ

Mưa lớn kéo dài, các vùng thấp trũng vẫn còn ngập, nước thượng nguồn đổ về khiến sông Hương sông Bồ chuyển màu. Ngày 15/10, hàng ngàn hộ dân vẫn tất bật giằng néo, chăm cá lồng dưới làn mưa lạnh nhằm bảo vệ thành quả lao động và công sức đầu tư.

Đội mưa chăm cá lồng ngày lũ
Anh trưởng thôn mê nuôi cá

Tự học hỏi, tìm tòi nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện A Sáp, đến nay anh Hồ Văn Phúc (Hồng Thái, A Lưới) đang sở hữu 12 lồng cá. Bình quân mỗi năm, nghề này mang lại lợi nhuận cho anh khoảng 150-200 triệu đồng.

Anh trưởng thôn mê nuôi cá

TIN MỚI

Return to top