ClockThứ Tư, 04/08/2021 13:40

Nam Đông cần nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác

TTH.VN - Sáng 4/8, tại buổi làm việc trực tuyến với cán bộ chủ chốt huyện Nam Đông về tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đề nghị địa phương cần có giải pháp căn cơ nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích đất.

Nam Đông lồng ghép các nguồn lực xây dựng nông thôn mớiPhát triển du lịch cộng đồng là trọng tâm trong phát triển du lịch nông thônXây dựng nông thôn mới gắn giảm nghèo bền vữngMục tiêu kép cho xây dựng nông thôn mớiCấp nước sạch, vệ sinh môi trường nông thônXây dựng nông thôn mới sau sáp nhập: Nhiều khó khăn

Cây cam Nam Đông đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân 

Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông- Trần Quốc Phụng cho biết, tình hình KT - XH 6 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn huyện chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội được tăng cường; các chương trình trọng điểm, chương trình công tác của UBND huyện được triển khai theo đúng tiến độ. Tuy nhiên, do tác động của dịch COVID -19 và hạn hán đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển KT - XH của huyện.

Cụ thể, trong 6 tháng, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là 176,8 tỷ đồng, đạt 34,7% so với kế hoạch năm, bằng 94,4% so với cùng kỳ. Các loại cây màu gieo trồng vụ đông- xuân 2020 – 2021 đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ước đạt 111 tỷ đồng, đạt 37,8% kế hoạch năm, bằng 115,9% so với cùng kỳ. Tình hình sản xuất, chế biến kinh doanh các doanh nghiệp, cơ sở nhìn chung hoạt động ổn định.

Giá trị sản xuất dịch vụ 252,69 tỷ đồng, đạt 48,7% kế hoạch năm, bằng 109,6% so với cùng kỳ. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, các hoạt động dịch và du lịch nhìn chung bị trì trệ. Đời sống nhân dân ổn định, các chính sách an sinh xã hội được thực triển khai kịp thời, đúng đối tượng. Huyện đã thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ liên quan đến chính sách người có công và bảo trợ xã hội. Bên cạnh đó, công tác cải cách hành chính của huyện đã đạt được những kết quả tích cực.

Tuy vậy, một số chỉ tiêu vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa như tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn cao, 9,7%; người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chỉ đạt 11 người trên kế hoạch 45-50 người; tỉ lệ dân số sử dụng nước sạch mới đạt 62,6%...

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương phát biểu kết luận tại buổi làm việc 

Sau khi nghe báo cáo của huyện và đóng góp ý kiến của các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương ghi nhận và biểu dương những nỗ lực và kết quả đạt được của huyện thời gian qua. Khẳng định tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Nam Đông có trọng tâm, trọng điểm trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các mô hình điểm để Nam Đông sớm trở thành huyện nông thôn mới. Trước mắt, huyện cần tiếp thu những ý kiến đóng góp của các sở, ban, ngành để hoàn chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, tạo tiền đề cho kế hoạch 5 năm 2021- 2025.

Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, quy mô kinh tế của huyện còn nhỏ, vì vậy cần tập trung vào những lĩnh vực có lợi thế só sánh, là thế mạnh của địa phương, trong đó ưu tiên phát triển nông nghiệp toàn diện, định hướng tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp. Khi đã xác định nông nghiệp là mũi nhọn trong phát triển KT- XH thì phải vươn tới khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất, sản lượng, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích đất.

“Việc phát triển kinh tế hộ mẫu mực, phát triển các khu vườn mẫu là gốc của vấn đề cải thiện đời sống người dân. Vận động nhân dân, doanh nghiệp thực hiện xây dựng chương trình OCOP; nghiên cứu đẩy mạnh các chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Kêu gọi, lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển cây dược liệu trên địa bàn. Cùng với đó, rà soát diện tích rừng để người dân có đất sản xuất và có giải pháp phát triển bền vững từ rừng”- Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Trong những tháng còn lại của năm 2021, huyện Nam Đông cần tập trung huy động, lồng ghép hợp lý các nguồn lực để đầu tư xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, tập trung đầu tư các công trình thiết yếu liên quan đến các tiêu chí chưa đạt chuẩn, hỗ trợ nâng cao thu nhập, giảm nghèo, xóa nhà tạm. Tranh thủ các nguồn vốn mục tiêu của cấp trên và các nguồn huy động khác để đầu tư phát triển; đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư; thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi để các dự án trên địa bàn đẩy nhanh tiến độ thi công.

Đồng ý với những kiến nghị của huyện Nam Đông, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chỉ đạo các sở, ban, ngành sớm hướng dẫn, hỗ trợ địa phương thực hiện cũng như tháo gỡ các khó khăn đang còn vướng mắc để huyện sớm đạt các chỉ tiêu trở thành huyện nông thôn mới của tỉnh.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khắc phục thủy lợi, ổn định sản xuất

Nhằm nâng cao hiệu quả canh tác và phát triển ngành nông nghiệp địa phương, thời gian qua, UBND huyện A Lưới thường xuyên phối hợp với Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình Thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) kiểm tra, rà soát và bố trí kinh phí để từng bước đầu tư nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi trên địa bàn.

Khắc phục thủy lợi, ổn định sản xuất
Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

Những ngày này, các doanh nghiệp vừa tập trung sản xuất để hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024, vừa tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hầu hết các doanh nghiệp đều chủ động chuẩn bị hậu cần phục vụ người trực Tết; tổ chức trao quà Tết tặng cán bộ, công nhân viên; trợ cấp cho các gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ vé xe cho người lao động ở xa về nhà đón Tết.

Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

TIN MỚI

Return to top