ClockThứ Tư, 30/06/2021 06:57

Hợp tác xã phát triển ổn định thời COVID-19

TTH - Kinh tế hợp tác xã (HTX) của tỉnh đã cho thấy sự lớn mạnh từng ngày, luôn đặt lợi ích hộ thành viên lên hàng đầu. Trong đại dịch COVID-19, kinh tế HTX càng thể hiện vai trò “bà đỡ” vững chắc cho nông dân.

Phát triển kinh tế hợp tác xã: Cần nguồn cán bộ đủ mạnhKinh tế tập thể trong thời đại số“Bà đỡ” cho kinh tế tập thể

Nông dân Quảng Thọ thu hoạch rau má hằng ngày

Đảm bảo lợi ích cho nông dân

Nông dân Hồ Văn Thắng ở xã Phong Hiền (Phong Điền) không giấu niềm vui khi 2 tấn lúa chất lượng cao sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn trong vụ đông xuân vừa rồi được HTX An Lỗ thu mua toàn bộ. Trước đó, gần 2 tấn lúa chất lượng gieo cấy trong vụ hè thu năm trước của gia đình ông cũng được HTX mua với giá ổn định như thỏa thuận.

Trong điều kiện dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD), tuy vậy, HTX vẫn tổ chức thu mua sản phẩm cho người dân, duy trì hoạt động SXKD.

Giám đốc HTX An Lỗ, ông Nguyễn Ba cho rằng, dù khó khăn vẫn đặt lợi ích của hộ thành viên, nông dân lên hàng đầu. Lợi ích của họ cũng chính là cơ hội, điều kiện để chúng tôi thúc đẩy hoạt động SXKD. Trong điều kiện đại dịch hoành hành, hạn chế khả năng tiêu thụ sản phẩm, nhưng vẫn thu mua hàng chục tấn lúa/vụ với giá ổn định, HTX chấp nhận những thiệt thòi nhất định để đảm bảo quyền lợi cho nông dân.

Từ khi dịch COVID-19 xảy ra đến nay, sản phẩm rau má của hộ ông Nguyễn Hữu Thọ ở xã Quảng Thọ (Quảng Điền) được HTX Quảng Thọ 2 thu mua đều đặn với giá ổn định 5.000-6.000 đồng/kg. Với giá này, bình quân mỗi sào rau má mang lại thu nhập cho gia đình ông Thọ trên dưới 10 triệu đồng/năm. Dù đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của HTX, nhưng rau má vẫn là cây trồng chủ lực của nhiều hộ dân Quảng Thọ.

Giám đốc HTX Quảng Thọ 2, ông Nguyễn Lương Trí chia sẻ, trước tình hình dịch bệnh hoành hành, HTX gặp khá nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên không để người dân gặp khó, thiệt thòi, cũng đồng thời duy trì hoạt động SXKD, HTX không ngừng tìm kiếm, mở rộng thị trường, đối tác để tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, sản phẩm rau má của người dân được HTX thu mua toàn bộ, không tồn đọng.

Sản phẩm OCOP mây tre đan Bao La, xã Quảng Phú (Quảng Điền) cũng gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ trước đại dịch COVID-19. Tuy nhiên theo ông Võ Văn Dinh, Giám đốc HTX mây tre đan Bao La, HTX nỗ lực kết nối, mở rộng thị trường để duy trì hoạt động SXKD. Mục tiêu cuối cùng của HTX không chỉ mang lại lợi ích cho đơn vị mà quan trọng là đảm bảo quyền lợi, ổn định đời sống của hàng trăm người lao động. Dịch bệnh hoành hành nhưng HTX vẫn duy trì sản xuất, thu nhập bình quân mỗi tháng của người lao động vẫn ổn định, dao động 6-7 triệu đồng/người.

Mô hình chuỗi giá trị khẳng định hiệu quả

Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, ông Trần Lưu Quốc Doãn đánh giá, kinh tế HTX trên địa bàn tỉnh đang cho thấy sự lớn mạnh từng ngày, lấy lợi ích của người dân làm mục tiêu trọng tâm. Trong đó có thể thấy rõ sự ra đời của nhiều mô hình HTX theo chuỗi giá trị là bước đi ban đầu đúng hướng trước yêu cầu mới. Các HTX không chỉ đa dạng loại hình kinh doanh dịch vụ, sản xuất mà còn thể hiện vai trò trung gian, làm “bà đỡ” cho nông dân, hộ thành viên bằng việc thu mua, chế biến, xây dựng thương hiệu và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định.

Trong dịch COVID-19, nhiều HTX sản xuất theo chuỗi giá trị vẫn khẳng định sự phát triển ổn định, bền vững. Như HTX Quảng Thọ 2, HTX An Lỗ, HTX Phú Hồ... tiếp tục thu mua sản phẩm của nông dân và đang xây dựng sản phẩm My Coop cho các sản phẩm “Trà rau má, bột matcha rau má Quảng Thọ”, “gạo hữu cơ Phong Điền”, “gạo chất lượng cao Phú Hồ”. HTX Thủy Dương phát triển kinh doanh đa ngành nghề theo hướng bền vững, xây dựng “chuỗi giá trị” sản phẩm mướp đắng mang thương hiệu Thủy Dương; gắn với đầu tư dây chuyền chế biến trà mướp đắng để đảm bảo tiêu thụ và gia tăng giá trị thu nhập cho thành viên.

Tại các HTX Nam Sơn, Phú Bài, Hòa Mỹ đã hình thành mô hình vườn ươm cây keo, sản xuất bầu ươm cây keo lai hom hữu cơ thân thiện môi trường cung ứng cho hộ trồng rừng. Các HTX lĩnh vực phi nông nghiệp như HTX Mây tre đan Bao La, thêu Phú Hòa, đúc Thắng Lợi, dầu tràm Lộc Thủy và các HTX dệt Zèng... mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất; đồng thời xây dựng mối liên kết giữa các hộ sản xuất, đảm bảo cung ứng vật tư, nguyên liệu, kỹ thuật, cải tiến mẫu mã và tiêu thụ sản phẩm cho thành viên…

Trong các đợt dịch COVID-19 gần đây, hầu như các HTX của tỉnh đã khẳng định vai trò “bà đỡ” vững chắc cho nông dân, hộ thành viên. Các loại sản phẩm của người dân đều được HTX tổ chức thu mua, chế biến, không để tồn đọng, giá thấp. Đời sống của nông dân cơ bản ổn định và phát triển, một phần nhờ sự hỗ trợ của HTX.

“Ngày Quốc tế HTX năm 2021” được chọn ngày thứ 7 đầu tiên của tháng 7 với chủ đề “Cùng nhau xây dựng tốt đẹp hơn”. Các HTX sẽ giới thiệu cách đối mặt với cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19 bằng sự đoàn kết, khả năng thích ứng, phục hồi, mang đến lợi ích cho cộng đồng, người dân. Đây cũng là dịp để tuyên truyền nâng cao nhận thức vai trò kinh tế HTX trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thế giới...

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng
Bước đệm phát triển sau sáp nhập

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi phường Hương Hồ và xã Hương Thọ (quận Phú Xuân) “về chung một nhà” với tên gọi mới – phường Long Hồ. Việc sáp nhập 2 phường, xã này vừa tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời mở ra nhiều cơ hội khai thác tối đa lợi thế du lịch, dịch vụ.

Bước đệm phát triển sau sáp nhập
Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

Với mục tiêu đưa Thuận Hóa trở thành trung tâm văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại…, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế, cùng với việc triển khai các chương trình, dự án (DA) trọng điểm, năm 2025 quận Thuận Hóa tăng cường nguồn lực đầu tư hạ tầng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế đêm cũng như khai thác tiềm năng du lịch biển, đầm phá trên địa bàn.

Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

TIN MỚI

Return to top