ClockThứ Tư, 07/09/2016 13:50

Gỗ rừng trồng: Nhu cầu còn cao

TTH - Nhiều nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh ra đời, nhu cầu tiêu thụ các loại gỗ rừng trồng ngày càng lớn, tạo cơ hội cho các hộ dân phát triển rừng kinh tế.

Chuẩn bị cây giống chất lượng phục vụ mùa trồng rừng mới

Không lo đầu ra

Phong Điền là một trong những địa phương có diện tích rừng trồng nhiều, với trên 19 ngàn ha, gồm hai loại cây chủ lực là keo và thông. Trước đây, trên địa bàn chưa có nhà máy chế biến gỗ, các hộ dân gặp nhiều khó khăn, phải vận chuyển gỗ sau khai thác về huyện Phú Lộc hoặc ra tỉnh Quảng Trị tiêu thụ. Tháng 11/2015, Công ty TNHH Chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh (Công ty Phúc Thịnh) tại xã Phong An ra đời, góp phần tiêu thụ tại chỗ nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng cho người dân trên địa bàn huyện. DN còn tạo điều kiện cho nhiều người dân tham gia trồng rừng phát triển kinh tế bằng cách cho tạm ứng vốn đầu tư rừng, sau đó thu mua nguyên liệu.

Chế biến gỗ rừng trồng tại Công ty TNHH Chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh (Phong Điền)

Đi vào hoạt động gần 1 năm, nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy luôn ổn định với sản lượng 70 ngàn tấn/năm, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Nhật và Đài Loan. “Năm 2016, công ty phấn đấu tiêu thụ 200 ngàn tấn gỗ nguyên liệu, triển khai mở rộng nhà máy với 2 dây chuyền chế biến gỗ xuất khẩu, tổng mức đầu tư trên 50 tỷ đồng, dự kiến triển khai vào năm 2017”, Trưởng phòng Tổ chức hành chính Công ty Phúc Thịnh - Phạm Bá Thuần cho biết.

Hiện toàn tỉnh có hơn 136,4 ngàn ha rừng sản xuất, trong đó rừng trồng hơn 71.613ha, tập trung tại các huyện A Lưới, Phong Điền, Phú Lộc và thị xã Hương Trà. Trung bình mỗi năm, toàn tỉnh trồng mới thêm 4.500ha rừng trồng tập trung và hàng triệu cây phân tán. 

Tại huyện Phú Lộc, những năm gần đây có khá nhiều DN chế biến gỗ xuất khẩu ra đời, như Hào Hưng, Pisico Huế, Phú Gia… Để đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu phục vụ việc chế biến, nhiều DN đầu tư vốn tạm ứng cho người dân để mở rộng diện tích và chuyển đổi một số cây nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng rừng kinh tế. “Với dây chuyền công suất 800 tấn/ngày, để nhà máy hoạt động ổn định, DN rất chú trọng đến nguyên liệu đầu vào, đến tận địa phương, vào các hộ gia đình đặt hàng và tạm ứng vốn trước để các hộ dân yên tâm trồng rừng, nhằm đảm bảo kế hoạch xuất khẩu trên 220 ngàn tấn dăm gỗ/năm”, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Hào Hưng- Thang Văn Hóa cho biết.

Trồng mới 4.500 ha rừng mỗi năm

Trước tình hình biến động giá, các DN chế biến gỗ trên địa bàn chủ động mở rộng thị trường, xuất khẩu sang các nước “khó tính” như Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ; không ép giá khi nguồn cung nguyên liệu dư thừa. Những năm gần đây nhiều DN ra đời, cạnh tranh về giá nên không lo khâu tiêu thụ, cước vận chuyển lại giảm do trồng ở đâu bán ở đó”, anh Nguyễn Văn Hùng, trú ở xã Phong An nói.

Phó Hạt trưởng phụ trách Hạt Kiểm lâm Phong Điền Nguyễn Bá Thạo cho biết: “Hiện, nhu cầu tiêu thụ các loại gỗ rừng trồng khá lớn đơn vị đang vận động và khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng rừng, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, đồng thời giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.”

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rừng xanh, người an

Những gốc cây dễ đến bốn người ôm mới xuể, thân thẳng tắp vươn ngọn lên trời xanh. Rừng vẫn xanh, cây lớn bao bọc cây nhỏ, phủ kín một vùng lớn trên dãy Trường Sơn.

Rừng xanh, người an
Kiên trì trồng rừng

Rừng là nơi cư trú của muôn loài. Con người cũng phụ thuộc rất nhiều vào rừng. Song, giữ và trồng rừng như thế nào để có được một khu rừng tốt là cả một vấn đề.

Kiên trì trồng rừng
Trồng rừng ngập mặn ứng phó thiên tai

Với việc thực hiện trồng mới 22 ha rừng ngập mặn tại xã Hương Phong (TP. Huế) đã góp phần tăng tỷ lệ che phủ và cải thiện chất lượng rừng, làm chức năng phòng hộ chắn sóng, bảo vệ cộng đồng dân cư ven biển.

Trồng rừng ngập mặn ứng phó thiên tai
Đối khớp ba loại rừng, đất lâm nghiệp còn khó khăn

Đối khớp ba loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất) và ba loại đất lâm nghiệp (đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành lâm nghiệp, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Đối khớp ba loại rừng, đất lâm nghiệp còn khó khăn

TIN MỚI

Return to top