ClockThứ Bảy, 15/09/2018 07:15
BẢO TỒN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG:

Gắn bản sắc với phát triển

TTH - UBND tỉnh đã công bố 13 làng nghề tiêu biểu cần được bảo tồn lâu dài. Việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống đang trở nên cấp thiết.

Tiếp sức cho làng nghề Quảng Điền13 làng nghề cần được bảo tồn lâu dàiDu lịch cộng đồng gắn với làng nghề: Cần mô hình mẫu

Giữ tinh hoa 

Xã Phong Bình (huyện Phong Điền) có hai làng nghề truyền thống được nhiều người biết đến là đệm bàng Phò Trạch và đan lưới Vân Trình, có tuổi đời hàng trăm năm.

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thế cho rằng, dù không còn hưng thịnh như xưa nhưng với đặc tính của cây bàng - nguyên liệu chính làm ra đệm kết hợp với lối đan truyền thống, hoa văn dân gian độc đáo, nghề đệm bàng Phò Trạch vẫn được duy trì, lưu giữ nét văn hóa từ lâu đời của người dân vùng đất Phò Trạch. Với đặc tính chống ẩm về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, sản phẩm từ sợi bàng chất lượng hơn hẳn các sản phẩm khác trên thị trường.

 Người dân xã Phong Bình giã bàng thành sợi

Để những làng nghề ở Phong Bình “sống” được, bên cạnh những sản phẩm truyền thống, người dân nơi đây từng ngày cải tiến mẫu mã. Với đệm bàng, người dân còn đan nệm ngồi, túi xách thời trang, khay đựng, giỏ rác, đèn trang trí... Còn nghề đan lưới, họ đã biết áp dụng máy móc vào sản xuất. “Những nghề truyền thống bên cạnh giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương còn lưu giữ nét văn hóa của ngày xưa. Giữ được làng nghề coi như giữ được văn hóa một vùng đất. Hiện nay, đầu ra của sản phẩm khá ổn định nên các nghề truyền thống này được duy trì và phát triển”, ông Nguyễn Ngọc Khánh, Chủ tịch UBND xã Phong Bình bày tỏ.

Nghề dệt zèng A Lưới được Bộ VH-TT & DL công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2017 và đây cũng là một trong những nghề truyền thống nằm trong danh sách 13 làng nghề cần được bảo tồn.

Theo Nghệ nhân Mai Thị Hợp (thị trấn A Lưới), người Tà Ôi xem zèng như linh hồn của làng nên nghề này được bảo tồn, duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác và luôn được cải tiến mẫu mã phù hợp với thị trường hiện nay trên nền tảng nguyên liệu, hoa văn của người Tà Ôi.

Dẫu có những nghề, làng nghề truyền thống vẫn còn được lưu giữ nhưng không ít nghề, làng nghề đang dần mai một do nhiều nguyên nhân như không còn phù hợp với thị trường, thiếu nguyên liệu, thiếu người truyền nghề...

Làng nghề truyền thống cần gắn với phát triển

Toàn tỉnh có 40 làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống được công nhận. Trong đó, 13 làng nghề tiêu biểu cần được bảo tồn lâu dài, gồm: Làng nghề gốm Phước Tích, làng nghề đệm bàng Phò Trạch, làng nghề rèn Hiền Lương, làng nghề tranh dân gian Làng Sình, làng nghề nón lá Mỹ Lam, làng nghề hoa giấy Thanh Tiên, làng nghề nón lá Thanh Tân, làng nghề nón lá Vân Thê, làng nghề dệt zèng A Đớt, làng nghề dệt zèng A Hưa, làng nghề dệt zèng xã A Roàng, làng nghề dệt zèng thị trấn A Lưới, làng nghề dệt zèng xã A Ngo.

Theo UBND tỉnh, để bảo tồn, phát triển các làng nghề mang bản sắc văn hóa nhưng có nguy cơ mai một, các địa phương cần cần xây dựng đề án phát triển các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch; quy hoạch vùng nguyên liệu; ứng dụng mô hình trình diễn sản xuất gồm phục vụ khách du lịch; đào tạo nghề, truyền nghề và xây dựng nhà trưng bày và giới thiệu sản phẩm làng nghề; cải tiến, phát triển sản phẩm phục vụ du lịch; đầu tư kết cấu hạ tầng để bảo tồn và phát triển làng nghề gắn du lịch; tạo ra các tuyến du lịch làng nghề và các điểm di tích, văn hóa, du lịch tại địa phương…

Thực tế, trong quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, một số làng nghề đã được lựa chọn tham gia các hoạt động gắn với du lịch như, làng nghề đúc đồng (phường Phường Đúc, TP. Huế); làng nghề gốm Phước Tích và làng nghề điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền); làng nghề tranh dân gian làng Sình và hoa giấy Thanh Tiên (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang); làng nghề dệt zèng tại các xã A Roàng, A Đớt, thị trấn A Lưới (huyện A Lưới); làng nghề đan lát mây tre Bao La, (xã Quảng Phú và thôn Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền)…

Chính quyền các địa phương cũng đã bắt tay vào việc tạo vùng nguyên liệu để bảo tồn, duy trì các làng nghề. “Với gốm Phước Tích chúng tôi đã giao cho hai xã là Phong Hòa và Phong Bình thăm dò trữ lượng và quy hoạch nguồn đất sét. Còn với đệm bàng Phò Trạch, vùng trồng cây bàng cũng đã được quy hoạch”, ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền chia sẻ.

Ông Trần Dực, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn cho rằng: “Hiện, có nhiều làng nghề phát triển tốt như, làng nghề chổi đót Thanh Lam (phường Thủy Phương), tăm tre xã Thủy Bằng, làng nghề đan lát Bao La; một số làng nghề phát triển cầm chừng như chế biến thủy sản bởi phụ thuộc vào yếu tố nguyên liệu, quy mô. Ngoài ra, có làng nghề không còn phát triển. Điều quan trọng bây giờ cần phải giữ được bản sắc và phát huy kỹ năng, thế mạnh riêng. Ví dụ như, nghề đúc đồng của Huế thế mạnh là chuông lớn, tượng lớn hay những sản phẩm từ mây của người miền Bắc rất đẹp nhưng sản phẩm từ tre không nơi nào bằng Bao La...”.

Bài, ảnh: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

TIN MỚI

Return to top