ClockThứ Năm, 07/09/2023 04:47

Đầu tư hạ tầng kết nối vùng, phát triển sản xuất

TTH - A Lưới tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối vùng phục vụ dân sinh, sản xuất và tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM).

Chuyển giao công nghệ cho vùng cao phát triển sản phẩm hàng hóaKiểm tra thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện A LướiTập huấn kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em tại huyện A Lưới

Lãnh đạo huyện A Lưới kiểm tra công trình trọng điểm trên địa bàn 

Thu nhập bình quân đầu người/năm trên địa bàn huyện A Lưới còn thấp so với các huyện trong tỉnh, nguyên do xuất phát điểm thấp, A Lưới có hơn 70% người dân sinh sống bằng nghề nông nghiệp, nhưng sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ. Việc liên kết sản xuất với các doanh nghiệp (DN) rất hạn chế, ít có cơ sở chế biến, ký kết bao tiêu sản phẩm (đến nay chỉ có 4 hộ chăn nuôi hữu cơ liên kết với Tập đoàn Quế Lâm và liên kết DN trồng sâm Bố Chính, trồng cà gai leo), nên chưa nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp lợi thế, đặc sản trên địa bàn.

Một trong những nguyên nhân “trở lực” cho việc phát triển kinh tế- xã hội tại huyện miền núi A Lưới là địa hình đồi núi còn hiểm trở, các địa phương xa trung tâm thành thị nên việc vận chuyển hàng hóa chưa thuận tiện so với các địa phương khác trong tỉnh, dẫn đến đầu ra sản phẩm hàng hóa, nông sản chưa ổn định. Đầu tư kết nối hạ tầng giao thông đồng bộ phục vụ dân sinh, sản xuất được xem là giải pháp ưu tiên trong tiến trình xây dựng NTM hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Châu, Bí thư Đảng ủy xã Hồng Thủy thông tin, là một trong 12 xã biên giới khó khăn của huyện A Lưới, trong quá trình triển khai xây dựng NTM, xã ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Với mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng liên kết vùng, thiết yếu, phục vụ dân sinh, sản xuất, lưu thông hàng hóa nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, trong năm 2022 đã thực hiện lồng ghép các chương trình dự án vào đầu tư xây dựng một số tuyến giao thông trọng điểm như đường liên thôn Kê 2 – La Ngà đến trục chính (giai đoạn 2) với tổng mức đầu tư 1,5 tỷ đồng; đường vào khu sản xuất thôn Tru Pỉ - Kê 1 (nhánh 2) với tổng mức đầu tư 3 tỷ đồng.

Năm 2023, thự hiện bàn giao mặt bằng 2 công trình gồm tuyến đường giao thông trục chính từ ngã ba La Ngà đến thôn 6 cũ (giáp Quảng Trị) với tổng vốn đầu tư 5,3 tỷ đồng; công trình đường và điện từ ngã ba thôn Pâr Ay đi lên đầu nguồn Pâr Ay với tổng vốn đầu tư 3,5 tỷ đồng. Đồng thời, thực hiện duy tu bảo dưỡng 7 công trình với tổng vốn đầu tư là 780 triệu đồng. Các công trình này hiện nay đang hoàn thiện thủ tục để thực hiện với sự tham gia của cộng đồng.

Thông qua lồng ghép các chương trình, dự án khác để hỗ trợ người dân, xã còn đang triển khai các dự án về đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo. UBND xã đã lựa chọn 4 hộ tham gia thực hiện vườn mẫu năm 2022 với các mô hình trồng ổi, cam xoàn, mít, nấm sò đã có sản phẩm và hiệu quả kinh tế; tiếp tục nhân rộng các mô hình có hiệu quả nhằm giúp bà con thoát nghèo bền vững.

Tương tự, tại xã “kinh tế mới” Hương Phong, kết cấu hạ tầng cũng đang được đầu tư đồng bộ tại đây. Xã đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM vào năm 2015, theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025 xã đạt 18/19 tiêu chí. Hiện nay xã đang phấn đấu xây dựng đạt chuẩn NTM nâng cao.

Địa phương đang tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn, hạ tầng giao thông nội đồng kết nối giữa các khu sản xuất như đường vào khu sản xuất C8, nâng cấp đường nội đồng từ cầu A Sáp đến khe Pa Re, đường sản xuất C5. Đang hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thủy lợi C8, hàng năm được cấp vốn duy tu, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi bị hư hỏng, giải tỏa, khơi thông dòng chảy các tuyến đường nước phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt.

Theo đánh giá của UBND huyện A Lưới, CTMTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện đến nay đã giải ngân được 5,4/17,3 tỷ đồng, đạt 31% kế hoạch. Trong đó, giải ngân vốn năm 2022 cho phép kéo dài thực hiện năm 2023 là 5/11,4 tỷ đồng đạt 44%; vốn giao năm 2023 là 424 triệu/5,9 tỷ đồng đạt 7%.

Tổng số xã thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn 17 xã, trong đó 12 xã đặc biệt khó khăn. Toàn huyện đạt 238 tiêu chí/17 xã, bình quân 14 tiêu chí/xã. Kết quả rà soát theo bộ tiêu chí thôn, bản đặc biệt khó khăn đạt chuẩn NTM đến cuối năm 2022 đạt 688 tiêu chí/66 thôn, bình quân đạt 10,42 tiêu chí/thôn; số thôn đặc biệt khó khăn đạt chuẩn NTM 14 thôn, đạt 21,21%.

Ông Hồ Văn Ngưm, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, đến nay UBND huyện đã phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng NTM 17/17 xã giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030. Bổ sung quy hoạch 305ha thực hiện Dự án cây Dược liệu quý hiếm trên địa bàn huyện A Lưới tại 3 xã Quảng Nhâm, Hồng Bắc và A Roàng. Huyện cũng đã xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng tại các địa phương.

A Lưới có 2 sản phẩm OCOP công nhận đạt 4 sao gồm “Vải Dèng A Lưới” và “Chuối Già lùn A Lưới”; 2 sản phẩm đạt 3 sao là “Thịt bò vàng A Lưới” và “Du lịch sinh thái Cộng đồng A Nôr”. Thực hiện phát triển kinh tế vườn theo hướng vườn mẫu hàng năm, đến nay đã xây dựng được 50 vườn/17 xã. Huyện tiến hành hỗ trợ sau đầu tư 5 triệu đồng/vườn đạt tiêu chuẩn vườn mẫu.

Theo ông Hồ Văn Ngưm, thời gian tới huyện tiếp tục chú trọng đầu tư hệ thống hạ tầng tầng, trong đó có hạ tầng giao thông kết nối vùng. Hoàn thành các thủ tục phê duyệt dự án đầu tư, dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất và các nhiệm vụ khác trong thực hiện CTMTQG xây dựng NTM theo đúng quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong triển khai các CTMTQG các cấp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân toàn bộ kế hoạch vốn đã được giao.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN- THANH ĐỊNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TIN MỚI

Return to top