ClockChủ Nhật, 10/07/2016 09:43

Nhiều bộ, địa phương chi sai tiền đầu tư cho khoa học-công nghệ

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa kết thúc đợt kiểm toán chuyên đề về quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) đầu tư cho khoa học-công nghệ. Điều bất ngờ là: Dù luôn các ngành, địa phương luôn kêu thiếu tiền đầu tư cho lĩnh vực này, nhưng khi có tiền, lại không tiêu hết.

Cụ thể, theo kết quả kiểm toán của KTNN, qua kiểm toán (thực hiện trong cả năm 2015 về năm tài chính 2014) tại 9 bộ và 31 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, dự toán chi cho khoa học-công nghệ (KH&CN) năm 2014 chỉ đạt bằng 1,36% tổng chi NSNN.

Đây là một bất ngờ vì nghị quyết của Quốc hội đã giao cho Chính phủ yêu cầu chi đầu tư cho KH&CN phải đảm bảo tỷ lệ chi 2% trong tổng chi NSNN hàng năm.

Theo KTNN, trong việc chi tiêu cho KH&CN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xác định kế hoạch vốn chi đầu tư phát triển giao cho các địa phương theo tỷ lệ bình quân 3,5% tổng chi cho đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách địa phương mà không căn cứ nhu cầu thực tiễn của từng địa phương.

Theo kết luận kiểm toán chuyên đề này, đã có một số địa phương phân bổ, giao dự toán đầu tư cho KH&CN ở địa phương mình thấp hơn kế hoạch Trung ương giao: TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Bình Phước, Hậu Giang...

Theo nguồn tin của Dân trí, không ít địa phương còn phân bổ kinh phí đầu tư cho KH&CN vào những lĩnh vực, dự án, đề án không thuộc nhiệm vụ chi đầu tư phát triển KH&CN số tiền lên tới 110,7 tỷ đồng. Trong đó, đứng đầu là tỉnh Hà Tĩnh phân bổ không đúng 62 tỷ đồng, Tiền Giang phân sai 18,5 tỷ đồng; Gia Lai 9,6 tỷ đồng; Phú Thọ 6,7 tỷ đồng...

"Sự phối hợp giữa Bộ KH&CN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính trong việc tổng hợp trình, phân bổ, giao dự toán (vốn đầu tư cho KH&CN) chưa được chặt chẽ", KTNN đánh giá.

Đáng chú ý, theo KTNN, công tác quản lý, sử dụng kinh phí KH&CN của các ngành, địa phương, đơn vị được kiểm toán chưa đảm bảo theo quy định.

"KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 125 tỷ đồng, trong đó số tiền phải nộp lại NSNN 7,88 tỷ đồng, giảm dự toán thanh toán năm sau (2015) trên 8 tỷ đồng, hủy dự toán 7,7 tỷ đồng; hoàn trả vốn đầu tư thuộc lĩnh vực KH&CN số tièn 75,57 tỷ đồng...", kết luận kiểm toán nêu rõ.

Không chỉ nêu ra những điểm làm chưa đúng quy định Nhà nước của các cơ quan được kiểm toán, KTNN còn cho rằng, hoạt động tổ chức, quản lý KH&CN hiện nay còn nhiều yếu kém như: Việc đổi mới về tổ chức, quản lý, cơ chế tài chính với hoạt động KHCN còn hạn chế; các văn bản hướng dẫn Luật KH&CN chưa đầy đủ; chức năng nhiệm vụ của một số cơ quan, đơn vị quản lý các chương trình, dự án KHCN của Bộ KH&CN còn chồng chéo dẫn đến bộ máy cồng kềnh.

Trong khi đó 5/9 bộ, cơ quan trung ương và 14/31 tỉnh, thành phố được kiểm toán còn chưa thành lập được Quỹ phát triển KH&CN như yêu cầu trong Luật KH&CN.

Một thông tin rất đáng chú ý khác, theo kết luận của KTNN là hoạt động của 16 Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia đã chưa đạt mục tiêu "Xây dựng tiềm lực nghiên cứu KH&CN đồng bộ về nguồn nhân lực, đủ khả năng tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới". Điều này được giải thích do các Phòng thí nghiệm này không có đủ nguồn lực để nghiên cứu, thiết bị nghiên cứu chưa đồng bộ, lạc hậu hoặc hư hỏng, không sử dụng được.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối ngân sách & bài toán tăng trưởng hai con số

Thành phố Huế phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng 2 con số; tăng thu ngân sách nhà nước để đảm bảo cân đối được ngân sách. Để thực hiện được mục tiêu đó, thành phố phải biến các lợi thế thành cơ hội để phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.

Cân đối ngân sách  bài toán tăng trưởng hai con số
Kiểm toán Nhà nước chuyển 19 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật cho cơ quan công an

Trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2023, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán và phát hành 1.345 báo cáo kiểm toán, đã kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước 30.539,6 tỷ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước 96.183,8 tỷ đồng, đồng thời chuyển 19 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua kiểm toán cho cơ quan cảnh sát điều tra các cấp để xem xét xử lý.

Kiểm toán Nhà nước chuyển 19 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật cho cơ quan công an
Tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách Nhà nước

Thông tin về tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) đến giữa tháng 6, Bộ Tài chính cho biết, tổng thu cân đối NSNN lũy kế đến ngày 15/6/2023 ước đạt 810,2 nghìn tỷ đồng, bằng 50% dự toán. Trong đó, số thu ngân sách trung ương ước đạt 53,3%, số thu ngân sách địa phương ước đạt 46,2% dự toán.

Tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách Nhà nước

TIN MỚI

Return to top