ClockThứ Năm, 16/01/2025 14:42

Kiên trì trồng rừng

TTH - Rừng là nơi cư trú của muôn loài. Con người cũng phụ thuộc rất nhiều vào rừng. Song, giữ và trồng rừng như thế nào để có được một khu rừng tốt là cả một vấn đề.

Gặp nạn khi truy quét lâm tặcXuyên đêm cứu rừng

Trồng rừng, giữ rừng xanh tốt chính là giữ gìn sự sống của con người

Nhiều lợi ích

Trồng và nuôi dưỡng rừng là chúng ta đang chung tay chống biến đổi khí hậu, sự mất cân bằng của đa dạng sinh học. Rừng có lớn, phát triển tốt, con người mới thực sự sống khỏe, an toàn. Rừng còn giúp bảo vệ các lưu vực, chống xói mòn đất, giảm nhẹ biến đổi khí hậu và nâng cao khả năng thích ứng cho các cộng đồng. Những khu rừng ở khu vực Trường Sơn của Việt Nam còn là nơi trú ngụ của các loài quý hiếm và đặc hữu.

Khu bảo tồn Sao La, Khu bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền hay Rừng phòng hộ Bắc Hải Vân… được bảo vệ tốt đã góp phần tạo môi trường sống cho các loài. Nhiều loài thú được phát hiện, sinh trưởng mạnh là dấu hiệu cho thấy “ngôi nhà” của chúng đang được bảo vệ tốt.

Tại Việt Nam, hàng triệu người sống phụ thuộc trực tiếp vào rừng. Những cộng đồng này thường là những người am hiểu rừng nhất và đây chính là những đối tác quan trọng giúp tìm ra cách bảo vệ rừng tốt nhất cho các thế hệ tương lai.

Biến đổi khí hậu và sự cực đoan của thời tiết những thập kỷ trở lại đây càng cho chúng ta thấy sự cần thiết để phát triển, bảo vệ những cánh rừng. Mất rừng, không chỉ động vật mà con người cũng mất nơi cư trú an toàn. Những vụ sạt lở, trượt đất vùi lấp bản làng là minh chứng cho việc rừng bị suy thoái. Khi chỗ dựa từ bao đời của con người bị lâm nguy thì mọi tai ương đều có thể xảy ra. Chúng ta có phòng, tránh nhưng không giải quyết vấn đề từ gốc thì cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Trồng và bảo vệ rừng đó phải luôn là ưu tiên hàng đầu.

Rừng phát triển tốt không chỉ đảm bảo sự an toàn cho mọi loài, mà còn đem về lợi ích kinh tế khi bán được tín chỉ carbon. Rõ ràng, những lợi ích mà rừng mang lại không thể đo đếm được.

Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), việc phục hồi và quản lý bền vững các khu rừng trên thế giới có thể giúp chúng ta loại bỏ lượng carbon tương đương với lượng carbon thải ra từ việc sử dụng dầu mỏ mỗi năm. Do đó, vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm thế nào để rừng luôn xanh tốt?

Vì tương lai bền vừng

Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Hương Thủy đã trồng và chăm sóc hơn 600ha rừng bản địa. Những loài cây như lim, dầu, sao… được 5-6 năm tuổi, đang phát triển tốt, đây là một nỗ lực của BQL. Nhưng để có được những cánh rừng tươi tốt không phải là ngày một, ngày hai.

Ông Trần Phúc Châu, Phó Giám đốc BQL Rừng phòng hộ Hương Thủy cho rằng, trồng rừng thành công hay không là ở việc ngăn chặn được nạn trâu bò dẫm đạp. Rừng là nơi người dân chăn thả gia súc từ lâu đời nên phải tìm cách hỗ trợ sinh kế cho họ; thuê họ rào chắn, vừa để trâu bò không vào phá rừng, vừa hỗ trợ tiền ăn cho người dân.

Hàng rào bằng thép gai dài hơn 25km đã được dựng lên cùng với đó là việc tuyên truyền trên các hệ thống phát thanh, rồi họp dân, nhờ chính quyền địa phương can thiệp. Những hành động đó đã giúp cây đứng vững, phát triển tốt hơn. “Mình khoán cho họ một diện tích bao nhiều tiền đó, lúc nào họ cũng có ở trong rừng giữ trâu bò”, ông Châu nói. Theo ông Châu, trồng cây bản địa rất khó và khi thực hiện thì phải chịu khó. Cây chết thì phải trồng dặm liền.

Về việc phục hồi và trồng rừng ở Bắc Hải Vân, ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, địa hình rừng ở đó rất khó, khí hậu khắc nghiệt, sát biển, nhưng bây giờ có hơn 40 loài bản địa, toàn cây gỗ quý phát triển tốt thì phải có giải pháp giữ và phát triển rừng. “Phải trồng những cây phụ trợ, ví dụ như trồng cây keo, tràm, sau đó dưới tán cây mình trồng thêm những cây bản địa, nó sẽ hỗ trợ nhau phát triển. Khi các cây đó lên, cây keo sẽ đến thời kỳ tàn rụi, chúng ta tiếp tục trồng những loài khác vào đó, cứ như vậy cây này bổ trợ cây kia. Cây sau được bao bọc bởi những cây trước”, ông Tuấn nêu giải pháp.

Cũng theo ông Tuấn, muốn làm được điều này đòi hỏi phải có chính sách đầu tư dài hơi, hỗ trợ kỹ thuật, phương thức trồng. Phải trồng lặp đi lặp trên một đơn vị diện tích. Khi chúng ta trồng đợt đầu, cây phát triển thì đó chưa thể gọi là rừng. Khi kết thúc dự án thì phải mở ra một dự án mới, trồng tiếp để theo các tầng các lớp giúp cây phát triển.

“Không thể 5-6 năm ra được một khu rừng, đó chỉ là một số cây phát triển thôi, không thể gọi là rừng. Phải để cho thế hệ đầu tiên lên, phát triển tốt rồi lập một dự án khác, trồng dưới tán. Trên đơn vị diện tích phải trồng lặp lại, chỉ như vậy mới ra rừng”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Nguyễn Đắc Thành
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trồng rừng ngập mặn ứng phó thiên tai

Với việc thực hiện trồng mới 22 ha rừng ngập mặn tại xã Hương Phong (TP. Huế) đã góp phần tăng tỷ lệ che phủ và cải thiện chất lượng rừng, làm chức năng phòng hộ chắn sóng, bảo vệ cộng đồng dân cư ven biển.

Trồng rừng ngập mặn ứng phó thiên tai
Đối khớp ba loại rừng, đất lâm nghiệp còn khó khăn

Đối khớp ba loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất) và ba loại đất lâm nghiệp (đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành lâm nghiệp, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Đối khớp ba loại rừng, đất lâm nghiệp còn khó khăn
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh

TIN MỚI

Return to top