ClockThứ Tư, 27/11/2024 12:55

Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

TTH - Hiện trên địa bàn tỉnh còn có 53 mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động, nhưng có 2 mỏ chưa lắp đặt trạm cân và camera tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã yêu cầu 2 chủ mỏ này tạm dừng hoạt động khai thác.

Tháo gỡ vướng mắc trong cấp phép khai thác khoáng sản

Lắp đặt trạm cân và camera giám sát tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực nhằm giám sát chặt sản lượng khai thác 

Theo Sở TN&MT, việc lắp đặt trạm cân và camera giám sát tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực khai thác của các chủ mỏ khoáng sản trên địa bàn cơ bản đã thực hiện nghiêm túc, chấp hành các quy định của pháp luật. Toàn tỉnh có 53 mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động. Căn cứ quy định của Luật Khoáng sản, thời gian qua, Sở TN&MT đã tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị tiến hành lắp đặt trạm cân và camera giám sát theo quy định. Đến nay, có 45 mỏ khoáng sản đã lắp đặt trạm cân và camera; 2 mỏ nước khoáng nóng không lắp đặt trạm cân nhưng đã lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước; 3 mỏ đang dừng hoạt động, chưa đi vào khai thác hoặc trả lại giấy phép nên chưa lắp đặt trạm cân; 2 mỏ chưa lắp đặt trạm cân và camera vì chưa có điện lưới đi qua; 1 mỏ cát, sỏi lòng sông không lắp đặt trạm cân vì chưa có lưới điện.

Đối với các đơn vị chưa lắp đặt trạm cân và camera giám sát vì lý do khách quan là chưa có hạ tầng lưới điện đi qua, Sở TN&MT đã yêu cầu tạm dừng khai thác và đã phối hợp với Sở Công thương, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế tiến hành khảo sát, kiểm tra thực địa. Trên cơ sở đó, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế đã đề xuất các phương án cấp điện cho các khu vực mỏ khoáng sản chưa có lưới điện để lắp đặt trạm cân và camera giám sát. Sau khi có phương án đề xuất, đến nay chỉ còn 2 đơn vị có giấy phép khai thác khoáng sản đang hoạt động chưa lắp đặt trạm cân và camera. Vì vậy, Sở TN&MT đã yêu cầu các chủ mỏ tạm dừng khai thác.

Để tránh tình trạng các trường hợp doanh nghiệp (DN), chủ mỏ trên địa bàn lắp đặt camera, trạm cân điện tử giám sát để đối phó với cơ quan chức năng, Sở TN&MT đã tăng cường chức năng giám sát theo quy định. Theo đó, hàng năm Sở sẽ có văn bản đề nghị các DN phải thực hiện báo cáo định kỳ và lập bản đồ, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được cấp phép khai thác; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã khai thác và quy trình, phương pháp, biểu mẫu để xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế gửi về Sở TN&MT và các cơ quan liên quan để báo cáo. Nếu các DN thiếu báo cáo số liệu về sản lượng tổng hợp, thống kê vận chuyển qua trạm cân thì sẽ chuyển Thanh tra Sở TN&MT xử lý theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, UBND tỉnh đã ban hành quy chế phối hợp trong công tác quản lý thu thuế tài nguyên, tiền cấp quyền, phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Theo đó, căn cứ kê khai của tổ chức, cá nhân về sản lượng tài nguyên thực tế khai thác trong năm theo từng mỏ, cơ quan thuế có trách nhiệm chuyển cơ quan TN&MT thông tin chi tiết về sản lượng khai thác tài nguyên trong năm theo từng mỏ của các đơn vị trong địa bàn theo quy định. Trên cơ sở đó, Sở TN&MT sẽ thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để xác định sản lượng khai thác thực tế của các đơn vị và có trách nhiệm chuyển thông tin cho cơ quan thuế và các cơ quan liên quan để xử lý theo quy định nếu có vi phạm.

Ông Lê Bá Phúc, Giám đốc Sở TN&MT khẳng định, để tiếp tục thực hiện tốt các quy định của pháp luật về lắp đặt trạm câm, camera giám sát tại các điểm mỏ khai thác khoáng sản, đơn vị thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, thanh, kiểm tra về khoáng sản, trong đó có quy định lắp đặt trạm cân, camera đến các đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý tài nguyên khoáng sản. Đồng thời, lồng ghép tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về chính sách pháp luật nhằm tạo điều kiện để DN tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Sở cũng tiếp tục phối hợp với Sở Công thương, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế và các cơ quan liên quan rà soát thực địa, xây dựng phương án hạ tầng mạng lưới điện đến các khu vực khai thác để hỗ trợ các DN thực hiện việc lắp đặt trạm cân, camera giám sát.

Về lâu dài, để kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản, Sở TN&MT sẽ nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh xây dựng đề án quản lý khối lượng khoáng sản vận chuyển tại các bàn cân điện tử, cửa mỏ thông qua hệ thống camera giám sát bằng phần mềm vận hành chuyên dụng trên địa bàn tỉnh, với mục tiêu giám sát và quản lý chặt chẽ hơn hoạt động này.

Theo quy định của Luật Khoáng sản và Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản; Thông tư số 17/2020/TT-BTNMT, ngày 24/12/2020 của Bộ TN&MT, việc thống kê sản lượng khai thác khoáng sản được lấy từ 3 nguồn số liệu gồm: Số liệu sản lượng từ tính toán khối lượng khoáng sản khai thác tại vị trí khai thác trên cơ sở bản đồ hiện trạng, mặt cắt hiện trạng khu vực khai thác; số liệu sản lượng tổng hợp, thống kê từ các hóa đơn, chứng từ về nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và số liệu sản lượng tổng hợp, thống kê vận chuyển qua trạm cân.
Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

TIN MỚI

Return to top