ClockThứ Bảy, 24/12/2022 14:32

Phân lập chủng xạ khuẩn làm chế phẩm sinh học trị bệnh trên tôm thẻ chân trắng

TTH.VN - Sáng 24/12, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiến hành nghiệm thu kết quả đề tài KHCN cấp cơ sở "Phân lập chủng xạ khuẩn đặc hiệu làm chế phẩm sinh học để hạn chế bệnh do vi khuẩn gây ra trên tôm thẻ chân trắng tại Thừa Thiên Huế" do Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế chủ trì thực hiện và được Quỹ Phát triển KH&CN tài trợ.

Tôm thẻ chân trắng chết, thiệt hại hàng chục tỷ đồngNỗi lo dịch bệnh tôm nuôi trên cátBệnh mới nguy hiểm xuất hiện trên tôm nuôi

Thành viên hội đồng phản biện góp ý về một số điểm trong báo cáo nghiệm thu kết quả đề tài

Nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài với mục tiêu phân lập để khai thác tiềm năng sẵn có và tăng tính đa dạng của thành phần các loài xạ khuẩn hữu ích; nghiên cứu khả năng kháng vi khuẩn Vibiro gây bệnh hoại tử gan tuỵ cấp trên tôm thẻ chân trắng và xây dựng mô hình thực tế sử dụng chế phẩm xạ khuẩn ở giai đoạn ương tôm giống. Kết quả của đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo về ứng dụng chế phẩm chứa xạ khuẩn trong phòng và trị bệnh cho tôm nuôi.

Để có được kết quả nghiên cứu, nhóm đề tài thực hiện các nội dung: Phân lập các chủng xạ khuẩn tại các ao nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh. Đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn Vibrio gây bệnh trên tôm nuôi của các chủng xạ khuẩn phân lập được, sàng lọc một số đặc tính sinh hoá và định danh xạ khuẩn. Xây dựng mô hình thực tế sử dụng chế phẩm xạ khuẩn ở giai đoạn ương tôm giống từ cỡ 1,5g để tăng khả năng kháng bệnh và hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm nuôi.

Tin, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
ĐỐI MẶT VỚI DỊCH ĐẬU MÙA KHỈ:
Cần rút bài học từ Covid-19

Khi đại dịch COVID-19 vừa kết thúc, với sự xuất hiện của một chủng virus mới, được biết đến là virus Mpox gây bệnh đậu mùa khỉ, cảnh báo về việc căn bệnh này đã và đang nghiêm trọng hơn ở châu Phi cũng như lây lan nhanh tại nhiều nước trên thế giới, sẽ giành được nhiều sự chú ý hơn.

Cần rút bài học từ Covid-19
Xử lý kịp thời ca bệnh sốt xuất huyết, ngăn muỗi sinh sôi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có gần 900 ca bệnh sốt xuất huyết, có tuần ghi nhận đạt đỉnh 70 trường hợp dương tính với sốt xuất huyết Dengue. Ngành y tế tỉnh nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp truyền thông, tổ chức vệ sinh môi trường, nâng cao nhận thức cho người dân…

Xử lý kịp thời ca bệnh sốt xuất huyết, ngăn muỗi sinh sôi

TIN MỚI

Return to top