ClockThứ Ba, 27/03/2018 14:15
SỐ HÓA TRUYỀN HÌNH MẶT ĐẤT:

Khó đẩy nhanh tiến độ

TTH - 31/12/2018 là hạn cuối để các đài truyền hình (TH) ngừng phát sóng TH tương tự (analog) trên địa bàn Thừa Thiên Huế, chuyển sang phát sóng TH số theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính khi tiếp nhận, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công íchPhối hợp ngăn chặn các loại tội phạm trong lĩnh vực thông tin, truyền thôngCông bố Quy hoạch Phát triển xuất bản – in – phát hành

Tổng khống chế của Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh đã sẵn sàng để triển khai số hóa

Nhiều lợi ích

Hiện nay, với TH analog, người dân có rất ít kênh để lựa chọn và chủ yếu phải lệ thuộc vào nhà đài. Tuy nhiên, chuyển qua TH số với công nghệ DVB-T2, khách hàng sẽ là người hưởng lợi đầu tiên khi được thụ hưởng nhiều kênh, chương trình với chất lượng dịch vụ cao, công nghệ mới. Ngoài đảm bảo lợi ích của người dân, quá trình số hóa TH mặt đất sẽ giúp Nhà nước giải phóng một phần băng tần đang sử dụng. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng để triển khai các dịch vụ thông tin vô tuyến băng rộng mới.

Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh (TRT), ông Nguyễn Văn Du cho hay: Thực hiện số hóa TH, hai khâu sản xuất chương trình và truyền dẫn, phát sóng sẽ được tách biệt. Lúc đó, TRT sẽ ngưng phát sóng analog và tập trung nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất chương trình TH, khâu còn lại sẽ do doanh nghiệp (DN) đảm nhận. Vì vậy, mỗi hạ tầng truyền dẫn phát sóng sẽ tích hợp được rất nhiều kênh.

“Lâu nay, người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa chỉ xem được 6 kênh: VTV1, VTV2, VTV3, VTV6, VTV8 và TRT. Tuy nhiên, khi có số hóa, ngoài TH địa phương, người dân còn có rất nhiều lựa chọn xem TH của các tỉnh, thành khác trong khu vực”, ông Du nói.

Với những gia đình đã có tivi tích hợp sẵn bộ thu tín hiệu TH số hoặc những hộ sử dụng TH trả tiền (TH cáp, TH vệ tinh) sẽ không bị ảnh hưởng khi triển khai số hóa. Riêng đối với người xem TH đang sử dụng tivi đã mua từ trước nhưng chưa tích hợp bộ thu tín hiệu TH số thì chỉ cần đầu tư thêm một đầu thu tín hiệu TH số mặt đất chuẩn DVB-T2 là có thể thu được tất cả các kênh TH thiết yếu.

Khó đẩy nhanh tiến độ

Theo khuyến cáo của Bộ TT&TT, người dân nên mua thiết bị thu kỹ thuật số có dán tem hợp quy do Cục Viễn thông cấp để đảm bảo chất lượng. Hiện có khoảng 20 mã sản phẩm được bán trên thị trường; trong đó, các hãng đang bán đầu thu DVB-T2 như VTV, VTC, VNPT... có giá dao động từ 400-900 ngàn đồng/cái.

Hầu hết các loại tivi thế hệ mới trên thị trường (khoảng trên 60 loại thiết bị đạt tiêu chuẩn) đều đã được tích hợp đầu thu số hóa theo quy định. Người dân nên chọn mua tivi tại các siêu thị, đại lý chính thức để đảm bảo chất lượng và giá cả.

Để chuẩn bị cho lộ trình số hóa, thời gian qua, Sở Thông tin&Truyền thông (TT&TT) và các sở, ngành, các đài phát thanh – truyền hình tỉnh, huyện, thị xã đã triển khai các nội dung về tuyên truyền nhằm giúp người dân nắm rõ những lợi ích khi chuyển đổi số hóa TH, như: tổ chức tuyên truyền lưu động, phát các chương trình TH về đề án số hóa, phát tờ rơi, treo phướn...

Giám đốc TRT cho biết, cùng với công tác tuyên truyền được TRT thực hiện đều đặn (mỗi tuần từ 3-5 lần), việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật TH ở đài theo hướng hiện đại, đồng bộ, phù hợp với quy hoạch. Các thiết bị đã được đầu tư vẫn đảm bảo sử dụng khi chuyển sang thực hiện số hóa TH. Dự án đầu tư hệ thống tổng khống chế, truyền dẫn phát sóng và hệ thống sản xuất hậu kỳ đã được UBND tỉnh phê duyệt với tổng mức đầu tư từ ngân sách trên 6 tỷ đồng (tỉnh mới cấp 5 tỷ đồng, số còn lại nhà đầu tư đã ứng trước để đảm bảo cho quá trình số hóa).

“Đến nay, mặc dù TRT đã sẵn sàng cho việc triển khai số hóa, nhưng e là khó để triển khai đúng tiến độ”, ông Du bày tỏ. Khó vì hiện đã cuối tháng 3- chỉ còn 9 tháng nữa là đến thời hạn sóng TH analog sẽ bị “khai tử” tại Thừa Thiên Huế nhưng đến thời điểm này, DN nào sẽ làm hạ tầng truyền dẫn vẫn còn bỏ ngỏ và việc hỗ trợ trang thiết bị đầu thu cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vẫn đang trong giai đoạn điều tra, chờ số liệu từ các xã, phường gửi lên. 

Theo bà Phan Thị Vẽ, Trưởng phòng Viễn thông – Sở Thông tin và Truyền thông, bước đầu, Sở TT&TT đã rà soát vùng hỗ trợ đầu thu TH số vệ tinh, trong đó, dự kiến sẽ có 44 xã, 1 bản thuộc 4 huyện, thị xã được hỗ trợ gồm: Toàn bộ địa bàn huyện A Lưới và Nam Đông, 3 xã của TX. Hương Trà và 10 xã của huyện Phú Lộc. Cuối tháng 3 này, sở sẽ tiến hành khảo số hộ nghèo, cận nghèo để đề xuất Trung ương có chính sách hỗ trợ mua bộ giải mã (set top box) trang cấp cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh. Sau đó, việc hỗ trợ cho các đối tượng này sẽ chờ nguồn vốn của Qũy dịch vụ Viễn thông công ích.  

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm hơn 25.600 trang tư liệu Hán – Nôm được số hóa

Năm 2024, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế đã thực hiện số hóa tư liệu với 25.610 trang tư liệu Hán Nôm, tương ứng 584 đầu tư liệu. Việc số hóa này tập trung ở hai huyện Phong Điền và Quảng Điền.

Thêm hơn 25 600 trang tư liệu Hán – Nôm được số hóa
Ngành Y tế vượt và đạt 3 chỉ tiêu Quốc hội giao

Ngày 24/12, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác y tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự và chỉ đạo có UVTW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương. Điểm cầu của tỉnh có UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, lãnh đạo Sở Y tế cùng các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.

Ngành Y tế vượt và đạt 3 chỉ tiêu Quốc hội giao
Quản trị bệnh viện trong tình hình mới

Đây là chủ đề thu hút sự quan tâm của lãnh đạo nhiều bệnh viện tại Hội nghị thường niên Câu lạc bộ (CLB) Giám đốc các bệnh viện khu vực Miền Trung năm 2024 diễn ra chiều 11/12. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động “Chào mừng 130 năm thành lập BVTW Huế”.

Quản trị bệnh viện trong tình hình mới
Di sản thời số hóa

Ứng dụng công nghệ số đang góp phần thay đổi phương thức bảo tồn, phát huy giá trị di sản một cách hiệu quả.

Di sản thời số hóa

TIN MỚI

Return to top