ClockThứ Hai, 13/05/2019 08:42

Bảo vệ môi trường từ mô hình "3 giảm 3 tăng"

TTH - Vụ đông xuân năm nay, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh (TT&BVTV) hỗ trợ triển khai mô hình "3 giảm 3 tăng" trên diện tích 20 ha, giúp nâng cao năng suất, chất lượng lúa, hạn chế phát thải các chất gây hại.

“Thảm họa rác nhựa và hành động của chúng ta”Sáng kiến “thùng rác dưới nước” bảo vệ môi trường ở Australia

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn trị một số bệnh cho lúa

Tiết kiệm chi phí

Song song với chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp được triển khai thực hiện khá đồng bộ. Trong đó, mô hình “3 giảm 3 tăng” (giảm lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV); tăng năng suất, chất lượng và sản lượng) được ngành nông nghiệp hỗ trợ triển khai. 

Xứ đồng HTX NN Đông Xuân, Hương Xuân (TX. Hương Trà) đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch, năng suất lúa ước đạt 63 tạ/ha, tăng gần 1 tạ so với vụ đông xuân năm trước.

Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX NN Đông Xuân Nguyễn Văn Miên thông tin: Vụ đông xuân năm nay, ngoài 2 ha trồng lúa theo mô hình "3 giảm 3 tăng" do Chi cục TT&BVTV hỗ trợ, nông dân bắt đầu đưa mô hình này vào sản xuất theo hướng nhân rộng. Tham gia mô hình, 49 thành viên HTX được hướng dẫn, bắt tay chỉ việc, áp dụng kỹ thuật vào thực tiễn đồng ruộng.

Theo ông Trần Toàn-HTX NN Đông Xuân, áp dụng mô hình "3 giảm 3 tăng", gia đình sử dụng giống xác nhận, sạ thưa 4 kg lúa/sào. So với lối canh tác thông thường, mô hình "3 giảm 3 tăng" chỉ tăng lượng phân bón lót, hạn chế bón phân các giai đoạn tiếp theo.

Việc bón phân cân đối, điều tra và ghi chép nhật ký đồng ruộng cũng như phun thuốc BVTV hợp lý giúp nắm bắt chính xác nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa trong từng giai đoạn sinh trưởng; các quy luật phát sinh dịch hại, bảo vệ các loại thiên địch trên đồng ruộng. So với diện tích ruộng cùng loại của gia đình, diện tích thực hiện theo mô hình chi phí đầu vào giảm, năng suất dự ước cao hơn ruộng đối chứng gần 30kg/sào.

Nhân rộng

Vụ đông xuân 2018-2019, Chi cục TT&BVTV triển khai mô hình tại 10 HTX với diện tích 20 ha. So với ruộng đối chứng, năng suất của diện tích tham gia mô hình cao hơn 2 tạ/ha; giảm hơn 1,68 triệu đồng chi phí sản xuất đầu vào như: lúa giống, phân, số lần phun thuốc trừ sinh vật gây hại.

Ông Hồ Đắc Thọ, Phó Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV cho rằng, canh tác theo tập quán cũ, nông dân sử dụng lượng giống gieo sạ cao, trung bình từ 120- 150 kg lúa giống/ha. Sử dụng lượng giống cao làm tăng chi phí đầu vào, tăng mật độ số cây lúa trên một đơn vị diện tích nên sức đề kháng của cây lúa kém, dễ phát sinh sâu bệnh, phải tăng số lần phun, xịt thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng không tốt đến môi trường.

Mật độ cây lúa lớn cũng sẽ tiêu tốn thêm chất dinh dưỡng, phải tăng lượng phân bón trong suốt quá trình sản xuất. Lối canh tác này còn làm tăng khả năng tồn dư thuốc BVTV trong lúa, tăng chi phí đầu vào và ảnh hưởng rất lớn đến các loài thiên địch bảo vệ mùa màng.

Áp dụng mô hình "3 tăng 3 giảm" vừa giảm được lượng phân bón, giống, thuốc BVTV nhưng hiệu quả kinh tế cao, năng suất lúa tăng,  đảm bảo chất lượng.

Theo ông Thọ, hiện 10 điểm triển khai mô hình đều đạt hiệu quả cao, năng suất trung bình cao hơn mức năng suất bình quân của tỉnh 61,5 tạ/ha, nhiều HTX có năng suất cao, trên 63-65 tạ/ha. Tuy nhiên, quá trình sản xuất, nông dân vẫn chưa thực hiện đúng 100% theo quy trình, lượng giống, phân bón và thuốc BVTV giảm so với sản xuất đại trà, nhưng vẫn còn cao hơn quy trình khuyến cáo, hiệu quả mô hình vẫn chỉ đạt mức khá. Đây được xem là thành công bước đầu khi đã giảm được 1 phần chi phí, giúp người sản xuất lúa quen dần với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất cho những vụ mùa tiếp theo, xóa dần tập quán canh tác lúa truyền thống.

Thời gian tới, bên cạnh việc hỗ trợ nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh, Chi cục TT&BVTV cùng ngành nông nghiệp sẽ nghiên cứu hỗ trợ máy sạ hàng cho các HTX ứng dụng mô hình để giảm lượng giống và công gieo sạ.

Bài, ảnh: HOÀNG THẢO NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các hoạt động đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư đã và đang tạo được hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện
Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7%

Chiều 24/12, Chi cục Dân số tỉnh tổ chức tổng kết công tác Dân số và phát triển năm 2024; đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Dự và chỉ đạo có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7
Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

TIN MỚI

Return to top