ClockThứ Bảy, 26/11/2016 13:36

Khai thác tiềm năng du lịch đầm phá

TTH - “Thương em anh hứa sẽ vô. Ghé Truông nhà Hồ, đến phá Tam Giang”. Đó ví von của Bí thư Huyện ủy Quảng Điền Hồ Quang Minh khi nói đến định hướng phát triển du lịch của huyện những năm sắp tới.

Trò chuyện trên sông. Ảnh: Võ Đông Bảy

Đánh thức lợi thế Tam Giang

Những năm qua, Quảng Điền đã có sự đầu tư trong phát triển du lịch. Việc kết nối tour tuyến trong hoạt động du lịch đầm phá, du lịch trải nghiệm được quan tâm. Trong đó, tour du lịch cộng đồng trên phá Tam Giang tại thôn Ngư Mỹ Thạnh, “Một ngày trên phá Tam Giang” của Công ty Du lịch An Thạnh… đang tạo được sức hút.

Anh Nguyễn Khoa Huy, hướng dẫn viên du lịch của Hội An Travel cho hay: Tour du lịch cộng đồng trên phá Tam Giang thu hút được sự quan tâm của du khách. Trong đó, chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh, thăm làng nghề bằng xe đạp, trải nghiệm làm ngư phủ là những hoạt động du khách rất thích. Một số đoàn khách, nhất là khách nước ngoài sau khi được trải nghiệm 1 ngày trên đầm phá cùng ngư dân địa phương họ vẫn quay trở lại và tiếp tục đăng ký tham gia cho những tour khám phá đầm phá tiếp theo. Để không nhàm chán, người dân địa phương đã có những điều chỉnh về lịch trình cũng như giới thiệu thêm nhiều hoạt động mới. Trung bình mỗi tháng, chúng tôi có từ 3 đến 4 tour du lịch trải nghiệm tại Ngư Mỹ Thạnh.

Khai thác các hoạt động văn hóa truyền thống trong kết nối tour tuyến

Theo số liệu thống kê, năm 2012 có 46 đoàn, với hơn 500 du khách tham gia các tour tuyến trên địa bàn huyện. Từ đầu năm 2016 đến nay, Quảng Điền đón gần 100 đoàn khách tham quan. Trong đó, tour du lịch cộng đồng ở thôn Ngư Mỹ Thạnh đón 28 đoàn với 269 khách (73 khách nước ngoài); tour “Một ngày trên phá Tam Giang” của Công ty Du lịch An Thạnh đón hơn 25 đoàn với hơn 100 du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan phá Tam Giang và hàng nghìn du khách đến vui chơi và tắm biển. Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đón 26 đoàn với 1.498 lượt khách từ các tỉnh, thành trong cả nước đến dâng hương, dâng hoa và tham quan. Vào dịp lễ, tết có nhiều đoàn đến tham quan, trải nghiệm các trò chơi dân gian, lễ hội ở địa phương như: Hội Vật truyền thống làng Thủ Lễ; chợ phiên Quảng Ngạn, Đu tiên ở Phước Yên (Quảng Thọ), đua ghe ở các xã, thị trấn…

Đầu tư hạ tầng

Năm 2016, UBND tỉnh hỗ trợ Quảng Điền 5 tỷ đồng đầu tư bến tàu du lịch kết hợp cứu hộ cứu nạn tại xã Quảng Lợi, đến nay đã hoàn thành 90% khối lượng công trình. Huyện phối hợp chủ doanh nghiệp đầu tư 9 tỷ đồng xây dựng hệ thống nhà hàng Cồn Tộc, HTX đường sông tiến hành chuyển đổi sử dụng 4 thuyền vận chuyển hành khách sang phục vụ du lịch.

Hoạch định hướng đi và tiếp nhận nhiều ý tưởng cho hoạt động du lịch của địa phương, Quảng Điền đã tổ chức hội nghị tham vấn phát triển du lịch với sự tham dự của các sở, ngành liên quan, các doanh nghiệp đầu tư trên lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Các chuyên gia hiến kế, Quảng Điền cần tổ chức các hội thảo bình chọn các sản phẩm du lịch tiêu biểu như làng nghề, kiến trúc, ẩm thực… mang đặc trưng, bản sắc vùng đầm phá Tam Giang. Xây dựng hệ thống nhà trưng bày giới thiệu về làng nghề, ẩm thực… gắn với hoạt động tham quan nhằm kích cầu cho các sản phẩm du lịch đặc sản của địa phương. Huyện cần có phương án mời gọi và thu hút đầu tư, tiếp cận với các tỉnh, thành và hiệp hội du lịch trong nước, nước ngoài giới thiệu sản phẩm du lịch.

Theo ông Hồ Quang Minh, khó khăn lớn nhất của Quảng Điền trong phát triển du lịch chính là cơ sở hạ tầng và việc kết nối tour tuyến. Thời gian tới, huyện sẽ tập trung nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch. Hệ thống đê tây phá Tam Giang, cầu tàu và hệ thống nhà chồ, nhà trưng bày sản phẩm tại khu vực bến đò Cồn Tộc đang được triển khai đầu tư xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu năm 2017.

Huyện tiến hành khảo sát và dự kiến sẽ tổ chức một tour du lịch tại khu vực Tràm Chim (Cửa Lác, xã Quảng Thái). Đầu tư xây dựng một nhà chồ lớn và một số nhà chồ nhỏ phục vụ nhu cầu ẩm thực và câu cá thư giãn…; Tổ chức một số dịch vụ đi kèm như: đạp vịt, đi thuyền ngắm cảnh phá Tam Giang…. Trên cơ sở quy hoạch chi tiết khu vực bến đò Cồn Tộc, huyện nâng cấp miếu thờ thành hoàng khu vực này thành điểm du lịch tâm linh.

Loan - Khánh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đến Huế “sống lành”

Huế phát triển từng ngày, nhưng không "đánh rơi" nhịp bình yên. Trong guồng quay hối hả của cuộc sống, nhiều du khách tạm gác âu lo đến Huế để tận hưởng sự tĩnh tại, thuần khiết của thiên nhiên.

Đến Huế “sống lành”
Mỹ vị Huế say lòng thực khách

Mệnh danh là “kinh đô ẩm thực”, làm say lòng thực khách bốn phương, thương hiệu ẩm thực Huế đã đến tận trời Tây, có mặt trên những tờ báo, tạp chí nổi tiếng của thế giới.

Mỹ vị Huế say lòng thực khách
Đưa di sản Huế vươn xa

Ở thời điểm hiện tại, hình hài của một Kinh đô xưa đã được tái hiện rõ rệt hơn bao giờ hết. Di sản Huế đã và đang từng bước phát huy giá trị đúng với tiềm năng và lợi thế vốn có.

Đưa di sản Huế vươn xa
Bảo hộ và khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ

Bảo hộ và quản lý tài sản trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ, nhất là các đặc sản, sản phẩm lợi thế của địa phương là bước khởi điểm căn bản để nâng cao giá trị thương hiệu, mở rộng thị trường, giúp tăng doanh thu, lợi nhuận cho chủ sở hữu.

Bảo hộ và khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ
Sẵn sàng đón khách

Năm 2025, Huế đăng cai Năm Du lịch quốc gia với rất nhiều sự kiện, hoạt động đặc sắc, phấn đấu thu hút khoảng 4,8 - 5 triệu lượt khách du lịch. Để tạo ấn tượng và mang lại sự hài lòng cho du khách về những trải nghiệm ở Huế, các cơ sở lưu trú, nhà hàng ở Huế đã chủ động lên kế hoạch đón tiếp, chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ.

Sẵn sàng đón khách

TIN MỚI

Return to top