ClockThứ Tư, 24/08/2022 15:37

Xuất khẩu xi măng giảm, áp lực tiêu thụ nội địa gia tăng

Việc xuất khẩu ngày càng khó đã khiến các đơn vị quay sang tập trung nguồn lực chiếm thị phần trong nước.

Xây dựng thương hiệu, phát triển thị trườngTự động hóa trong sản xuất, giảm sức lao độngDoanh nghiệp xi măng đồng loạt tăng giá bánTăng hiệu quả sản xuất xi-măngĐồng Lâm hướng đến “sản xuất xanh”, bền vững

Dây chuyền sản xuất tại Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên - Kiên Giang. Ảnh tư liệu: Lê Huy Hải/TTXVN

Kể từ ngày 1/1/2023 sẽ tăng mức thuế xuất khẩu với mặt hàng clinker từ 5 - 10% nhằm hạn chế xuất khẩu sản phẩm dùng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu và tài nguyên khoáng sản không tái tạo. Yếu tố này cũng góp phần gia tăng áp lực cho thị trường trong nước, buộc các đơn vị sản xuất phải tìm mọi cách để giảm giá bán, hỗ trợ khách hàng tối đa để bán được hàng.

Từ cuối tháng 6 đến nay, giá xăng dầu đã có vài lần điều chỉnh giảm sâu, giá cước vận tải và một số loại hàng hóa thiết yếu cũng có xu thế điều chỉnh giảm... Các chuyên gia nhận định, quý III/2022, sản lượng tiêu thụ nội địa có chiều hướng tăng. Thị trường miền Nam có ưu thế hơn. Giá xi măng giữ ổn định và có thể điều chỉnh giảm với biên độ thấp.

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, hiện hàng loạt dự án cao tốc được đẩy mạnh triển khai trong giai đoạn 2022 - 2025 được kỳ vọng là "đòn bẩy" phần nào hỗ trợ thị trường cho ngành xi măng giải tỏa áp lực quá lớn về sản xuất kinh doanh, trong bối cảnh xây dựng dân dụng khu vực dân cư cũng như các dự án bất động sản vận bị hạn chế.

Xuất khẩu xi măng giảm mạnh tại một số thị trường như Trung Quốc, Philippines, Banglades, Peru… khiến tồn kho tăng mạnh nhưng nhu cầu xi măng nội địa tăng thêm đáng kể với các yêu cầu giải ngân mạnh mẽ của Chính phủ từ những dự án đầu tư công trong năm 2022 - 2023 được kỳ vọng sẽ bù đắp phần nào sụt giảm của thị trường xuất khẩu.

Đánh giá về thị trường từ đầu năm đến nay, các chuyên gia phân tích, mặc dù lượng tiêu thụ xi măng nội địa trong tháng 2 đầu năm giảm thấp nhất, nhất là tháng 2 cả nước chỉ tiêu thụ trên 3,5 triệu tấn nhưng nguyên nhân là do thời điểm này trùng vào tháng Tết và cận Tết nên hoạt động xây dựng và sản xuất kinh doanh chậm lại.

Bước sang tháng 3, sản lượng tiêu thụ đã tăng vọt cao hơn 200% so với tháng 2 do sau kỳ nghỉ Tết, các dự án xây dựng đồng loạt triển khai thi công, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm mới.

Trong quý II, sản lượng tiêu thụ giảm dần do các dự án đã qua thời điểm nhập hàng cấp tập và đi vào ổn định. Đáng chú ý, giá xi măng tăng cao với 3 lần điều chỉnh giá so với mức giá công bố hồi đầu năm. Trong khi đó, ở giai đoạn hậu COVID-19, xây dựng dân dụng giảm do kinh tế eo hẹp, người dân cạn tiền dự trữ, dù giá thép có xu hướng giảm.

Trong khi tổng lượng tiêu thụ nội địa từ đầu năm đến nay chỉ tương đương với cùng kỳ năm 2021 - thời kỳ cũng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 thì xuất khẩu xi măng cũng có xu hướng giảm dần theo các tháng.

Tuy nhiên, trái với tiêu thụ nội địa, xuất khẩu clinker lại đạt đỉnh ở các tháng 1 và 2; sau đó giảm mạnh ở các tháng tiếp theo. Cho đến tháng 6, sản lượng clinker chỉ còn 25.000 tấn. Tổng lượng xuất khẩu chỉ bằng 82% so với cùng kỳ năm 2021.

Nguyên nhân xuất khẩu xi măng sụt giảm được chỉ ra là do từ tháng 3, hầu hết các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đều sụt giảm mạnh. Tiêu biểu là các thị trường Banglades, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Philippines, Trung Quốc… đã giảm mạnh cả về lượng và giá trị. Đặc biệt 2 thị trường lớn nhất là Trung Quốc và Philippines bị sụt giảm nghiêm trọng. Điều này kéo theo giá trị xuất khẩu cũng có sự sụt giảm nghiêm trọng.

Liên quan đến việc hàng loạt thương hiệu xi măng điều chỉnh tăng giá tới 3 - 4 lần từ đầu năm 2022 đến nay đã khiến sự cạnh tranh giữa các đơn vị sản xuất bị đẩy lên rất cao. Do đó, nhiều đơn vị đã áp dụng chính sách chiết khấu hỗ trợ bán hàng khoảng 50.000 đồng/tấn; đồng thời áp chính sách thưởng doanh số, tặng tour du lịch, thậm chí tặng bất động sản ưu đãi để kích thích bán hàng.

Năm 2022, ngành xi măng có thêm một số dây chuyền mới đi vào hoạt động góp phần đưa tổng công suất thiết kế toàn ngành xi măng Việt Nam đến hết năm 2022 lên 11,4 triệu tấn, đạt mức 118 triệu tấn xi măng/năm.

Cụ thể, dự án Xi măng Đại Dương 1 tại Khu Kinh tế Nghi Sơn do Công ty CP Xi măng Đại Dương làm chủ đầu tư có công suất lò quay 6.000 tấn clinker/ngày tương đương 2,3 triệu tấn xi măng/năm. Dây chuyền 2 đang khẩn trương thi công và dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2023. Dây chuyền 3 và 4 đang được Công ty CP Xi măng Đại Dương tính toán quy hoạch và triển khai trong những năm tới.

Cùng đó là các dự án Xi măng Xuân Thành 3 (Thanh Liêm, Hà Nam), công suất 12.500 tấn clinker/ngày tương đương 4,5 triệu tấn xi măng/năm; Xi măng Long Thành (Kim Bảng, Hà Nam), công suất 6.000 tấn clinker/ngày, tương đương 2,3 triệu tấn xi măng/năm; Xi măng Long Sơn 4 (Bỉm Sơn, Thanh Hóa), công suất 6.000 tấn clinker/ngày, tương đương 2,3 triệu tấn xi măng/năm.

Dự báo tình hình thị trường xi măng những tháng cuối năm 2022, các chuyên gia cho rằng, tín hiệu tích cực từ việc nhu cầu xi măng nội địa tăng thêm đáng kể với các yêu cầu giải ngân mạnh mẽ của Chính phủ từ nhiều dự án đầu tư công trong năm 2022 - 2023 sẽ bù đắp phần nào sự sụt giảm của thị trường xuất khẩu.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áp lực của học sinh từ các cuộc thi

Việc tổ chức các cuộc thi cho học sinh không chỉ giúp nâng cao sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực mà còn góp phần giáo dục toàn diện cho các em.

Áp lực của học sinh từ các cuộc thi
Phấn đấu thu nội địa năm 2025 đạt 12.500 tỷ đồng

Ngày 7/1, Cục Thuế thành phố Huế tổ chức tổng kết công tác thuế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Nguyễn Quang Tuấn, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố; Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND thành phố.

Phấn đấu thu nội địa năm 2025 đạt 12 500 tỷ đồng

TIN MỚI

Return to top