ClockThứ Bảy, 27/06/2020 14:17

Phát triển khu công nghiệp dệt may, da giày và hóa chất

TTH - Cùng với công tác thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN), UBND tỉnh đang tập trung phát triển KCN cho ngành dệt may, da giày và hóa chất với mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm dệt may của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Xuất khẩu gặp khó, các doanh nghiệp dệt may chuyển dịch đơn hàngDoanh nghiệp dệt may chuyển dịch nguồn cung nguyên phụ liệu

Thành lập KCN dệt may, da giày và hóa chất là cơ hội để đưa Huế trở thành trung tâm dệt may của khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Ưu tiên hạ tầng

Trên địa bàn tỉnh hiện có 6 KCN, diện tích quy hoạch khoảng 2.393 ha, bao gồm KCN Phú Bài, Phong Điền, Tứ Hạ, La Sơn, Phú Đa và Quảng Vinh. Đến nay, 4 KCN đã thu hút được nhà đầu tư hạ tầng, 2 KCN là Quảng Vinh và Phú Đa đang đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN.

Trong đó, KCN Phú Bài giai đoạn I, II, diện tích khoảng 185 ha được cấp phép đầu tư cho Công ty CP Xây lắp Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật; Khu B và Khu B mở rộng KCN Phong Điền, diện tích khoảng 147 ha đã cấp phép đầu tư cho Công ty CP Prime Thiên Phúc; Khu C KCN Phong Điền có diện tích khoảng 126 ha đã cấp phép cho Công ty TNHH C&N Vina Huế - Hàn Quốc làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN; KCN La Sơn cấp phép đầu tư cho Công ty TNHH Vitto; KCN Tứ Hạ đã cấp phép cho Công ty CP Hello Quốc tế Việt Nam làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

Năm 2020, KCN Phú Bài giai đoạn 4, đợt 1 có diện tích khoảng 85 ha đã cấp phép cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển hạ tầng KCN làm chủ đầu tư dự án (DA) hạ tầng KCN; KCN Phong Điền mở rộng, diện tích khoảng 284 ha đã cấp phép cho Tổng Công ty Viglacera làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

Hiện, trên địa bàn có 2 KCN là Phú Đa và Quảng Vinh chưa thu hút được nhà đầu tư hạ tầng, trong đó KCN Phú Đa với diện tích quy hoạch là 250 ha, đã cấp phép đầu tư 10 DA, diện tích sử dụng đất khoảng 36 ha, phần diện tích còn lại khoảng 180 ha đang kêu gọi đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN để phát triển đồng bộ KCN.

Phát triển lĩnh vực dệt may, da giày

Tháng 6/2020, UBND tỉnh có văn bản kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung quy hoạch KCN mới vào quy hoạch phát triển KCN tỉnh, diện tích khoảng 400 ha tại huyện Phong Điền và cho phép thành lập thí điểm KCN dệt may. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương quan tâm, bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương để đầu tư Nhà máy xử lý nước thải tập trung sử dụng công nghệ xử lý nước thải tuần hoàn tại KCN dệt may để có cơ sở xem xét, kêu gọi các DA ngành dệt may, nhuộm,… đầu tư vào địa bàn KCN và hỗ trợ đầu tư hệ thống xử lý chất thải tập trung tại các KCN chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung để sớm đảm bảo điều kiện kêu gọi đầu tư DA theo quy định.

Đến nay, các KCN trên địa bàn tỉnh có 16 DA sản xuất sợi được cấp phép đầu tư với công suất thiết kế khoảng 108.800 tấn sợi/năm, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 9.042 tỷ đồng; 15 DA may mặc, cắt vải được cấp phép, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 2.530 tỷ đồng, công suất khoảng 432,5 triệu sản phẩm/năm, công suất cắt vải khoảng 39,6 triệu sản phẩm/năm. Các KCN chưa thu hút được DA da giày, hóa chất. Tuy nhiên, đến nay đã có 2 doanh nghiệp (DN) sản xuất da giày đang hoạt động, quy mô khoảng 1,5 triệu sản phẩm/năm và 1 DN sản xuất hóa chất, 2 DN kinh doanh hóa chất và một số đơn vị có sử dụng số lượng ít để pha chế, phối trộn trong quá trình sản xuất, tẩy rửa, vệ sinh trang thiết bị dụng cụ.

Với định hướng xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm dệt may của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước, thời gian qua Ban Quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh đã đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi đầu tư lĩnh vực dệt may. Hiện, các KCN đã thu hút 31 DA dệt may với tổng vốn đầu tư trên 11.400 tỷ đồng, trong đó KCN Phú Bài 23 DA, Phong Điền 2 DA, Phú Đa 5 DA và Tứ Hạ 1 DA.

Phó Trưởng ban Ban Quản lý các Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh Nguyễn Văn Sơn cho rằng, ngành dệt may tại Thừa Thiên Huế có năng lực sản xuất hơn 500 triệu sản phẩm may mặc và 100.000 tấn sợi/năm, là địa phương có quy mô lớn nhất trong các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đóng góp khoảng 42,6% giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt may và khoảng 41,6% tổng giá trị xuất khẩu dệt may của khu vực. Tuy nhiên, giá trị gia tăng của ngành tạo ra thực sự rất nhỏ so với kim ngạch xuất khẩu đạt được, ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may chưa được chú trọng phát triển, tỷ lệ nội địa hóa bình quân chỉ đạt khoảng 40% và phải nhập khẩu tới 60%. Riêng về nguyên liệu vải tỷ lệ nhập khẩu khoảng 70%; chỉ dừng ở khâu gia công hàng hóa chính là yếu tố làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngành dệt may trong thời gian qua.

Chú trọng môi trường

Theo quy hoạch và chủ trương của UBND tỉnh, KCN Phong Điền được quy hoạch 2 trạm xử lý nước thải tập trung, với công suất xử lý nước thải khoảng 12.500 m3/ngày đêm. Hiện, Tổng Công ty Viglacera và Công ty TNHH C&N Vina Huế - Hàn Quốc đang thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư nhà máy xử lý nước thải tập trung cho KCN Phong Điền, dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào hoạt động trong năm 2021.

Hiện, DA sản xuất hàng may sẵn và trang phục lót cao cấp của Công ty Scavi Huế đã đầu tư trạm xử lý nước thải cục bộ DA, nước thải sau khu xử lý đạt tiêu chuẩn cột A trước khi thải ra môi trường; DA sản xuất găng tay và sợi polyethylen của Công ty Kanglongda International Holdings Limited sẽ đầu tư trạm xử lý nước thải cục bộ, nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn cột A trước khi thải ra môi trường. Sau khi nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Phong Điền hoàn thành đưa vào hoạt động, các DA sẽ đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải tập trung KCN để xử lý theo quy định. Đối với các DA may mặc, cắt vải của Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam Huế tại KCN Phú Bài, công ty xử lý nước thải cục bộ tại nhà máy trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của KCN Phú Bài để xử lý theo quy định.

Hiện, có nhiều nhà đầu tư thứ cấp có nhu cầu đầu tư ngành nhuộm tại KCN Phong Điền, song do KCN này nằm ở vị trí thượng nguồn của Nhà máy cấp nước sinh hoạt Hòa Bình Chương và đầm phá Tam Giang, chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, hồ chỉ thị sinh học theo quy định nên trong giai đoạn hiện nay, việc cấp phép đầu tư DA dệt may, hỗ trợ dệt may, nhuộm tại KCN Phong Điền cần phải có đánh giá tổng thể về tác động môi trường.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, là địa phương có quy mô lớn nhất trong các tỉnh khu vực miền Trung- Tây Nguyên về ngành dệt may nên cần có chính sách khuyến khích thu hút đầu tư và phát triển mạnh các ngành công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu để nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội địa phương. Vì vậy, UBND tỉnh xây dựng đề án phát triển KCN hỗ trợ tại KCN Phong Điền với diện tích khoảng 350 ha, bao gồm 56 ha đất thuộc DA đầu tư hạ tầng kỹ thuật của Công ty C&N Vina Huế, 180 ha đất thuộc DA của Tổng Công ty Viglacera và 114 ha đất chưa có đơn vị kinh doanh hạ tầng, định hướng ưu tiên ngành công nghiệp dệt - nhuộm - may, công nghiệp may thời trang, công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ cho ngành dệt may.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng
Bước đệm phát triển sau sáp nhập

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi phường Hương Hồ và xã Hương Thọ (quận Phú Xuân) “về chung một nhà” với tên gọi mới – phường Long Hồ. Việc sáp nhập 2 phường, xã này vừa tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời mở ra nhiều cơ hội khai thác tối đa lợi thế du lịch, dịch vụ.

Bước đệm phát triển sau sáp nhập
Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

Với mục tiêu đưa Thuận Hóa trở thành trung tâm văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại…, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế, cùng với việc triển khai các chương trình, dự án (DA) trọng điểm, năm 2025 quận Thuận Hóa tăng cường nguồn lực đầu tư hạ tầng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế đêm cũng như khai thác tiềm năng du lịch biển, đầm phá trên địa bàn.

Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

TIN MỚI

Return to top