ClockThứ Ba, 14/02/2017 05:51

Hàng mây tre Bao La sẽ có biểu tượng Huế

TTH - Nâng cao chất lượng sản phẩm lưu niệm, thủ công mỹ nghệ (TCMN) và quà tặng, giúp du khách dễ nhận diện hàng “made in Huế”, Sở Công thương vừa phê duyệt đề án hỗ trợ máy khắc cắt laser cho HTX Mây tre đan Bao La.

Sản phẩm mây tre đan sẽ được khắc biểu tượng Huế bằng công nghệ khắc laser

Năm nay, dù chưa hết tết nhưng HTX Mây tre đan Bao La ở xã Quảng Phú (Quảng Điền) đã tất bật bắt tay sản xuất để kịp đáp ứng đủ số lượng 5 ngàn sản phẩm cho một đối tác ở Lào Cai và Hà Nội.

Ngoài các công đoạn sản xuất tại chỗ, HTX xây dựng các cơ sở vệ tinh và đặt hàng cho các hộ dân trên địa bàn huyện để rút ngắn thời gian sản xuất. 

Chủ nhiệm HTX, ông Võ Văn Dinh thông tin: “Trước đây, HTX chủ động tìm đơn hàng tại các tỉnh, thành như Lào Cai, Hà Nội, Quảng Nam, Bình Định…Sau khi khẳng định được thương hiệu và mẫu mã ngày càng đa dạng, hiện có nhiều DN, cơ sở trong cả nước đặt hàng với số lượng lớn. Một số đơn hàng đã xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Năm 2017, HTX nhận đơn hàng đến hết tháng 6 gồm 5 ngàn sản phẩm mây tre đan xuất khẩu sang Trung Quốc và chuẩn bị trên 2 ngàn sản phẩm tham gia Festival Nghề truyền thống Huế.”

Một tin vui khi đầu tháng 2/2017, Sở Công thương phê duyệt đề án hỗ trợ 50% kinh phí để trang bị máy khắc cắt laser khắc các biểu tượng Huế, linh vật lên sản phẩm mây tre đan nhằm nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm. Máy có tổng kinh phí 74 triệu đồng, trong đó nguồn vốn khuyến công hỗ trợ 37 triệu đồng, đồng thời đưa cán bộ về tập huấn, hướng sử dụng.

Với 500 mẫu sản phẩm gồm đèn bát, đèn ngủ, khay trà, lồng bàn, khay mứt, rổ, rá và các sản phẩm trang trí nội ngoại thất được sản xuất từ mây, tre, từ tháng 2/2017, các sản phẩm này sẽ được khắc các biểu tượng Huế như Đại Nội, chùa Linh Mụ, Ngọ Môn, Kinh Thành Huế, lăng Khải Định hay các linh vật như nghê,   lân, long, quy, phụng… “Lâu nay sản phẩm của HTX không khắc các biểu tượng Huế nên một số cơ sở sản xuất hàng mây tre đan trong nước làm nhái hoặc giả thương hiệu, đồng thời du khách rất khó nhận ra đâu là hàng mây tre đan Huế, đâu là hàng nhập về từ các tỉnh, thành khác. Hiện, HTX đang thiết kế mẫu và lựa chọn các biểu tượng Huế, linh vật phù hợp để khắc lên sản phẩm”, nghệ nhân Võ Chức chia sẻ.

Giám đốc Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại- ông Nguyễn Lương Bảy khẳng định: “Năm 2017, ngành công thương đẩy mạnh việc thiết kế và sáng tác mẫu hàng lưu niệm, TCMN theo chỉ đạo của UBND tỉnh, trong đó tiếp tục triển khai đề án “Con dấu nhận diện hàng TCMN và quà tặng” đối với các cơ sở sản xuất uy tín và có mẫu mã đa dạng. Từ nguồn vốn khuyến công, trung tâm sẽ hỗ trợ các cơ sở, HTX sản xuất hàng lưu niệm, quà tặng các trang thiết bị để khắc, in hay vẽ các biểu tượng Huế lên sản phẩm và HTX Mây tre đan Bao La là đề án đầu tiên được triển khai, song mang lại kết quả khả quan. Các sản phẩm mây tre đan được khắc biểu tượng Huế thử nghiệm đưa ra thị trường được khách hàng đón nhận và ưa thích, giúp du khách nhận diện được hàng TCMN, quà tặng do các cơ sở trên địa bàn sản xuất”.  

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấm lửa rèn Bao Vinh

Người xưa truyền lại, nghề rèn Bao Vinh (phường Hương Vinh, quận Xuân Phú) đã có từ lâu đời với nguồn gốc từ làng Hiền Lương (thị xã Phong Điền) nổi tiếng nghề rèn, nghề sắt truyền thống.

Ấm lửa rèn Bao Vinh
Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế
"Chắp cánh" cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa

Sau 2 ngày diễn ra Hội chợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản, làng nghề do Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Hương Trà phối hợp tổ chức tại công viên trung tâm thị xã, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, OCOP của địa phương có thêm cơ hội để vươn xa...

Chắp cánh cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa
Nghề làm mõ trên đồi Thủy Xuân

Vùng đồi Thủy Xuân, TP. Huế nổi tiếng với những ngôi chùa cổ như Từ Hiếu, Đông Thuyền, Bảo Lâm, Châu Lâm, Diệu Nghiêm... Lạc bước vào chốn mây gió tiêu diêu với nhiều rặng thông vi vu trên những sườn đồi này, vào buổi sớm tinh mơ hay khi hoàng hôn về, nghe trong gió tiếng chuông chùa ngân vang và cả những tiếng mõ đều đều từ những cánh cửa chùa vọng lại. Chợt thấy lòng êm dịu và thanh thản lạ thường.

Nghề làm mõ trên đồi Thủy Xuân
Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách

Cùng với các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử trên địa bàn, du lịch làng nghề truyền thống đã và đang được du khách ưa chuộng khi nhiều cơ sở kinh doanh, làng nghề triển khai nhiều cách làm hay vừa giúp tăng thêm thu nhập, ổn định kinh tế gia đình, vừa bảo tồn và phát triển nghề truyền thống.

Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách

TIN MỚI

Return to top