ClockChủ Nhật, 04/04/2021 08:25

“Còn sức khỏe là còn lao động”

TTH - Với niềm say mê lao động và tinh thần tích cực, nhiều hội viên Hội Người cao tuổi (NCT) xã Hương Phú (Nam Đông) đã không ngừng nỗ lực để phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tạo kỹ năng truyền thông dân số cho người cao tuổi

Ông Dực với hàng chục năm kinh nghiệm trồng và chăm sóc rừng, vườn

Dù đã hơn 80 tuổi nhưng ông Nguyễn Dực (Phú Mậu, Hương Phú) vẫn là lão nông có tiếng trong vùng. Từ đôi bàn tay trắng, ông gây dựng nên cơ ngơi khấm khá với rừng, vườn và sẵn sàng chia sẻ bí quyết nghề đến những người muốn học hỏi kinh nghiệm.

Năm 1993, ông Nguyễn Dực đến định cư tại địa phương nhưng chỉ sau một năm, lão nông này đã sở hữu 5 ha rừng. Trước đó, việc khai hoang, đào hố trồng cây đối với ông khó chồng khó. Bởi rằng, đường sá gồ ghề, phương tiện chuyên chở không có. Mỗi chuyến vận chuyển cây giống, phân bón đến nơi trồng của ông phải mất cả chục cây số lặn lội với đôi quang gánh.

Bởi vất vả vì xa xôi, nơi ăn, chốn ở của ông cũng là vấn đề nan giải. Lót dạ với khoai, sắn, ông Dực chặt chuối rừng che lán, quyết tâm trồng hàng nghìn gốc keo, cao su trên mảnh đất mình đã khai hoang. Ông nói: “Cũng vì khó khăn nên tôi rất quý trọng từng thửa đất. Đất vừa mang lại sinh kế, vừa là niềm vui khi được lao động và thu thành quả”.

Chẳng cho đất nghỉ, ông tận dụng thời gian keo, cao su còn non, vẫn chưa tạo tán để trồng xen canh ngô, sắn. Ông nhẩm tính: “Cây keo mất 5 năm mới cho thu hoạch, cao su đến 7 – 8 năm nên tôi muốn lấy ngắn nuôi dài. Hơn nữa, dù rừng đã kín lá nhưng vẫn có thể tận dụng những rãnh đất trống, ven rừng trồng thêm cây ngắn ngày, có như thế mới đảm bảo sinh kế”.

Ngoài keo, cao su, ông Dực còn đầu tư vào mảnh vườn với cau, vả, chuối. Mỗi năm, thu nhập trung bình từ vườn và rừng mang về cho lão nông vùng cao hơn 200 triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, động viên con cháu tích cực tăng gia sản xuất, ông còn là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ noi theo bởi tinh thần sống vui, khỏe, có ích.

Ông Trần Văn Chánh, Chủ tịch Hội NCT xã thông tin: “Hơn 20 năm làm Chi hội trưởng Hội NCT, không chỉ mang lại thu nhập cho gia đình, ông Dực đã chia sẻ kinh nghiệm trồng rừng cho đồng bào Cơ Tu tại địa phương. Với tâm niệm còn sức khỏe thì còn lao động, ông Dực cũng như các hội viên vẫn tích cực trồng trọt, chăn nuôi, giúp nhau phát triển kinh tế”.

Phát huy vai trò và vị thế của người cao tuổi, những hội viên vùng cao luôn tích cực tham gia sản xuất. Hội viên không đảm bảo sức khỏe tận dụng kinh nghiệm để động viên, hướng dẫn con cháu phương cách trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả. Trong hơn 300 hội viên NCT tại địa phương, có hàng chục hội viên là những nhà nông bản lĩnh. Nhờ phát huy lợi thế và khai thác hiệu quả tiềm năng đất vườn, rừng, nhiều người cao tuổi đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Họ tìm tòi thêm những hướng phát triển kinh tế vườn, rừng mới, như ông Nguyễn Qua là một ví dụ.

Thay vì các cây trồng quen thuộc, ông Qua đầu tư vào sầu riêng và bí đỏ hồ lô. Khu vườn rộng tại thôn Đa Phú của ông được quy hoạch, phân chia khu vực trồng hợp lý. Ông cho biết: “Ngoài sầu riêng, bí đỏ và các loại cây khác, thời gian tới tôi sẽ trồng thêm cây gỗ lớn. Đây là hướng đi khó nhưng sẽ cho lợi ích lâu dài”.

Ông Nguyễn Dực và nhiều NCT tại địa phương đã nhận được nhiều giấy khen tuyên dương trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi của Hội NCT các cấp. Tinh thần còn sức khỏe thì còn lao động, còn trí tuệ tiếp tục cống hiến của NCT Hương Phú đã tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, khẳng định vai trò của NCT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Bài, ảnh: MAI HUẾ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

TIN MỚI

Return to top