ClockChủ Nhật, 19/03/2023 18:24

Bệnh đạo ôn lá trên lúa lây lan diện rộng

TTH.VN - Đến ngày 19/3, trên địa bàn tỉnh có đến hàng ngàn ha lúa đông xuân bị bệnh đạo ôn lá và một số bệnh gây hại khá nặng.

Thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn ‘đè’ ngành chăn nuôi, thủy sản

leftcenterrightdel
Kiểm tra sâu bệnh trên lúa đông xuân 

Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Phú Hồ, xã Phú Hồ (Phú Vang), ông Dương Văn Thiệp thông tin, bệnh đạo ôn lá diễn ra từ nhiều ngày qua và đang lây lan nhanh trên diện rộng. Đây là loại bệnh nguy hiểm đối với lúa trong thời kỳ đứng cái, làm đòng, trổ, ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm.

Trên địa bàn HTX có hơn 100ha lúa bị bệnh đạo ôn lá và một số sâu bệnh gây hại, trong đó nặng nhất là đạo ôn lá với tỷ lệ bệnh phổ biến 10-15%, cục bộ nơi cao 30-50%. Có khoảng 40ha bị bệnh gây hại nặng, cháy cục bộ. HTX hướng dẫn nông dân triển khai các biện pháp phòng trừ đồng bộ nhưng bệnh vẫn tiếp tục lây lan. Dự báo trong thời gian đến, diễn biến thời tiết khá phức tạp, tạo điều kiện thuận lợi đối với các loại sâu bệnh, nhất là đạo ôn lá gây hại, lây lan trên diện rộng.

Ông Nguyễn Lương Trí, Giám đốc HTX Nông nghiệp Quảng Thọ 2, xã Quảng Thọ (Quảng Điền) chia sẻ, bệnh đạo ôn lá và một số bệnh trên lúa không còn xa lạ đối với người dân địa phương. Tuy nhiên, các biện pháp phòng trừ như lâu nay của người dân chưa thật sự hiệu quả, bệnh vẫn tiếp tục lây lan. Tỷ lệ sâu bệnh đạo ôn lá bị nhiễm phổ biến ở mức khá cao, bình quân 5-15%, nơi cao đến 30-50%.

Tính đến ngày 19/3, trên địa bàn tỉnh có hàng ngàn ha lúa bị sâu bệnh gây hại, trong đó khoảng 1.700ha bị đạo ôn lá, tăng gần 200ha so với tuần trước, tăng 800 ha so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ sâu bệnh gây hại phổ biến 5-15%, cục bộ tỷ lệ 30-50% trên các giống nếp, J02...

Các địa phương đang bị bệnh đạo ôn lá khá nặng là Phú Hồ, Phú Mỹ, Phú Gia, Phú Đa, Phú Lương, Vinh Xuân (Phú Vang), An Nong 1, An Nong 2, Bắc Sơn (Phú Lộc), Kim Thành, Quảng Thọ 2, An Xuân (Quảng Điền), Hương Toàn, La Chữ, Văn Xá Đông (TX. Hương Trà)… Trong đó, diện tích nhiễm nặng khoảng 40 ha ở xã Phú Hồ…

Các đối tượng sinh vật gây hại khác như bệnh đạo ôn cổ lá, bệnh khô vằn, sâu cuốn lá, bọ trĩ, dòi đục nõn… bắt đầu phát sinh, gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ hại thấp. Song, nguy cơ bệnh lây lan trên diện rộng thời gian đến rất cao nếu nông dân triển khai các biện pháp phòng trừ không đúng quy định, kém hiệu quả. 

 

 Sâu bệnh đang gây hại lúa đông xuân

Ông Lê Văn Anh, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh nhận định, diễn biến thời tiết phức tạp tạo điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh tiếp tục lây lan diện rộng. Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ lá tiếp tục phát sinh gây hại trên các giống nhiễm như nếp, X21, Xi23, JO2... Chuột gây hại gia tăng mật độ và tỷ lệ hại trên các chân ruộng gần cồn mồ mã, đê đập… Các đối tượng khác như sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, bệnh khô vằn... phát sinh gây hại mật độ, tỷ lệ hại thấp.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đang tiếp tục hướng dẫn nông dân triển khai đồng bộ các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, chuột gây hại lúa đông xuân. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, đúng thuốc, liều lượng, đúng thời điểm… Theo đó, nông dân cần kiểm tra và bón phân thúc đòng đúng thời điểm, cân đối phân đạm urê và kaliclorua, điều tiết nước hợp lý để cây lúa phát triển tốt.

Hiện nhiều diện tích trà muộn đang đứng cái nên cần kiểm tra bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ lá và phun thuốc phòng trừ để hạn chế bệnh phát triển gây hại nặng và lây lan trên diện rộng. Cán bộ bảo vệ thực vật tăng cường điều tra, phát hiện các đối tượng sinh vật gây hại khác như bệnh khô vằn, rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ... để có biện pháp quản lý và xử lý kịp thời; kết hợp hướng dẫn nông dân diệt chuột bằng mọi biện pháp để hạn chế thiệt hại vào giai đoạn lúa làm đòng-trổ.

 Tổng diện tích lúa vụ đông xuân 2022-2023 toàn tỉnh gieo cấy hơn 28 ngàn ha, đến nay 100% diện tích đã đứng cái-làm đòng. Ngành nông nghiệp khuyến cáo, nông dân cần bón phân, sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh một cách hợp lý, hiệu quả nhằm vừa hạn chế chi phí đầu tư, vừa đảm bảo đạt năng suất, chất lượng sản phẩm. Các địa phương cũng đã cấp 330,5kg thuốc diệt chuột, tiêu diệt gần 13 ngàn con, tăng hơn 3.000 đuôi so với tuần trước.
Bài, ảnh: HOÀNG TRIỀU
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát

Ngày 7/11, Sở Y tế cho biết vừa ban hành công văn yêu cầu tăng cường phòng chống dịch trước, trong và sau các đợt mưa lũ đối với các đơn vị trực thuộc và 9 trung tâm y tế (TTYT) huyện, thị, thành phố. Tinh thần chỉ đạo chú trọng việc không để dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng.

Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát
ĐỐI MẶT VỚI DỊCH ĐẬU MÙA KHỈ:
Cần rút bài học từ Covid-19

Khi đại dịch COVID-19 vừa kết thúc, với sự xuất hiện của một chủng virus mới, được biết đến là virus Mpox gây bệnh đậu mùa khỉ, cảnh báo về việc căn bệnh này đã và đang nghiêm trọng hơn ở châu Phi cũng như lây lan nhanh tại nhiều nước trên thế giới, sẽ giành được nhiều sự chú ý hơn.

Cần rút bài học từ Covid-19
Tiếp tục có nắng nóng gay gắt những ngày tới

Cảnh báo trong 3-5 ngày tới (từ ngày 5-7/4), trên địa bàn tỉnh tiếp tục xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có ngày đặc biệt gay gắt. Đây là đợt nắng nóng mạnh nhất kể từ đầu năm 2024 đến nay.

Tiếp tục có nắng nóng gay gắt những ngày tới

TIN MỚI

Return to top