ClockThứ Tư, 17/11/2021 06:45

Phát triển đội ngũ cán bộ xứng tầm Đại học Quốc gia

TTH - Hướng đến xây dựng và phát triển trở thành Đại học (ĐH) Quốc gia, ĐH Huế đang nỗ lực trong việc phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên giàu năng lực, chuyên nghiệp, sáng tạo và tăng tỷ lệ đội ngũ có trình độ tiến sĩ trở lên.

Phát triển Viện Công nghệ Sinh học - Đại học Huế xứng tầm là một trong 3 viện lớn của Quốc giaPhấn đấu đưa Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia trong thời gian sớm nhất

Giảng viên Khoa Sinh học - Trường ĐH Sư phạm chú trọng tính thực hành, nghiên cứu gắn với giảng dạy

Linh hoạt, hiệu quả

Chứng kiến lớp học trực tuyến của một số giảng viên Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, điều ấn tượng là cách dạy khá linh hoạt và tương tác thầy - trò khá tốt. Không chỉ có những bài giảng mang tính lý thuyết, nhiều ví dụ minh họa, mô phỏng cũng được giảng viên truyền dạy cho sinh viên. PGS.TS. Lê Anh Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cho biết, không còn những bỡ ngỡ ban đầu, cán bộ, giảng viên của nhà trường đang vận hành tốt công tác dạy - học trực tuyến và hỗ trợ giáo viên các trường bậc phổ thông trong dạy học trực tuyến. Mô hình ĐH số dần khẳng định được vị trí, trở thành thói quen trong giảng dạy, triển khai công việc và gặp gỡ online trong hầu hết các hoạt động của nhà trường.

Không riêng Trường ĐH Sư phạm, ở các đơn vị đào tạo khác của ĐH Huế, việc thích ứng với bối cảnh dịch COVID-19 từ những thay đổi giải pháp trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế… được đa phần cán bộ, giảng viên áp dụng thuần thục và đạt hiệu quả. Chỉ xét riêng số liệu công bố quốc tế của ĐH Huế, đến ngày 9/11 đã có 753 bài đăng trên tạp trên tạp chí uy tín của quốc tế thuộc danh mục Scopus/WoS.

PGS. TS. Nguyễn Hữu Văn, Trưởng khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường ĐH Nông Lâm cho biết, trước bối cảnh dịch, cán bộ làm công tác giảng dạy và nghiên cứu phải tìm cách để thích ứng, tận dụng kết nối công nghệ để trao đổi giữa các chuyên gia. Mọi giải pháp, phương pháp tính đến không chỉ là đảm bảo hiệu quả nghiên cứu mà còn phải an toàn phòng, chống dịch. Điểm hay là mọi người đều đang làm tốt.

Trong nhiều chia sẻ, PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc ĐH Huế khẳng định, vai trò của đội ngũ cán bộ, giảng viên hết sức quan trọng, góp phần thực hiện các nhiệm vụ chiến lược và khẳng định vị thế của ĐH Huế. Mặc dù ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng cán bộ, giảng viên đã nhanh chóng có những thích ứng kịp thời với trạng thái bình thường mới: hội họp online, dạy học online, tuyển sinh online, trao bằng tốt nghiệp online, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo…

Tập trung xây dựng đội ngũ

Đến đầu tháng 8/2021, ĐH Huế có 3.679 viên chức, sĩ quan quân đội biệt phái và người lao động, trong đó, có 1.939 giảng viên với 19 giáo sư, 196 phó giáo sư, 717 tiến sĩ… Về chức danh nghề nghiệp, có 215 giảng viên cao cấp, 411 giảng viên chính, 1.313 giảng viên. So với thời điểm năm 2016, tỷ lệ giảng viên có trình độ sau ĐH tăng 19%, trong đó tiến sĩ tăng gần 10%.

ĐH Huế đang nỗ lực phát triển trở thành ĐH Quốc gia theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Theo PGS. TS. Huỳnh Văn Chương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng ĐH Huế, đội ngũ cán bộ có vai trò quyết định trong việc triển khai, thực hiện tất cả các nhiệm vụ, nhất là giảng dạy, tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ, công trình nghiên cứu và bài báo quốc tế…

Trên thực tế, đến đầu năm 2021, tỷ lệ tiến sĩ/giảng viên của ĐH Huế mới đạt gần 31%. So với trung bình chung của cả nước (khoảng gần 27%), tỷ lệ trên nhỉnh hơn, nhưng vẫn chưa tương xứng với một ĐH vùng đang “vươn mình” trở thành ĐH Quốc gia.  Vì vậy, ĐH Huế đang tập trung nỗ lực phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ tiến sĩ phải đạt trên 50%.

Theo PGS. TS. Huỳnh Văn Chương, mới đây, Hội đồng ĐH Huế vừa ban hành chiến lược phát triển ĐH Huế giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045, trong đó, xác định mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021 - 2026 là ổn định quy mô với số lượng 4.100 viên chức và lao động, trong đó có 2.300 giảng viên và 600 nghiên cứu viên (71,95%), 1.450 viên chức có trình độ tiến sĩ (50%), 400 viên chức được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư và phó giáo sư (17,4%); 70% giảng viên, nghiên cứu viên có thể giảng dạy, nghiên cứu trình bày hội thảo, trao đổi học thuật trực tiếp bằng tiếng nước ngoài.

Để làm được điều đó, ĐH Huế sẽ xây dựng và hoàn thiện các quy định về công tác tuyển dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm, biệt phái viên chức, đảm bảo tính khách quan, chính xác, chặt chẽ để chọn người có phẩm chất đạo đức tốt, có tiềm năng phát triển phù hợp với vị trí việc làm, phát huy tốt năng lực sáng tạo và tính chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực của các đơn vị và ĐH Huế.

ĐH Huế cũng sẽ lập quy hoạch phát triển đội ngũ trên cơ sở nhu cầu vị trí việc làm của từng đơn vị và toàn ĐH Huế đến năm 2030 đảm bảo tính liên tục và kế thừa; thực hiện giao chỉ tiêu tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư hằng năm đối với các đơn vị thành viên, đơn vị thuộc và trực thuộc.

Để thu hút nhân tài, giữ chân cán bộ giỏi, ĐH Huế sẽ phát triển môi trường và không gian giảng dạy, nghiên cứu cho giảng viên và nghiên cứu viên; xây dựng và thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ trình độ cao của ĐH Huế; chương trình bồi dưỡng, đào tạo tài năng trẻ và các nhà nghiên cứu trẻ dựa trên chế độ đãi ngộ xứng đáng. Đồng thời, sắp tới sẽ đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên dưới nhiều hình thức, chú trọng việc gửi viên chức, người lao động ra nước ngoài học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, nghiệp vụ sư phạm…

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn
Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

TIN MỚI

Return to top