ClockThứ Tư, 24/08/2022 14:58

“Lớp chọn” và những áp lực...

TTH - Những ngày qua, dư luận đang hết sức quan tâm đến chuyện một nhóm phụ huynh lớp 1 ở tỉnh Nghệ An huy động mỗi người đóng 300.000 đồng nhằm chọn "cô giáo tốt" cho con trong năm học tới. Dư luận không đồng tình với việc phụ huynh chọn giáo viên chủ nhiệm cho con mình, hơn nữa lại còn đóng tiền vào để chọn cô lại càng không thể chấp nhận.

Mua sách giáo khoa lớp 10: Chờ khi nhà trường thống nhất các môn họcCân nhắc khi chọn tổ hợp môn học lựa chọnRớt trường công, hàng nghìn học sinh chọn học trường nghềChọn nghề phù hợp với năng lực học sinhLo ngại khi lịch sử là môn học lựa chọn ở lớp 10

Học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm

Đã là giáo viên tức hội đủ tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực sư phạm mới được phân công đứng lớp, nên không có khái niệm “giáo viên tốt”. Việc này, vô hình trung làm tổn thương đội ngũ thầy, cô giáo, thậm chí tạo áp lực cho các nhà trường và chính phụ huynh.

Cũng có ý kiến cho rằng, thông tin trên đã phản ánh phần nào thực tế chọn trường, chọn lớp đang diễn ra ở nhiều nơi. Tình trạng “chọn cô”, “chạy lớp” được biến tướng dưới nhiều hình thức và trở thành làn “sóng ngầm” trong dư luận.

Luật Giáo dục 2019 quy định, cấm lợi dụng hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi. Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật là hành vi bị nghiêm cấm và được quy định rõ trong luật này. Bộ GD&ĐT cũng nghiêm cấm việc tổ chức thành lập lớp chọn ở cấp học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở dưới bất kỳ hình thức nào. Cho dù từ lâu ngành giáo dục đã bỏ mô hình "lớp chọn", lớp điểm trong các trường phổ thông, nhưng thực tế nhiều trường học vẫn đang tồn tại mô hình này bằng nhiều hình thức khác nhau. Dù không nói ra, nhưng từ lâu các trường vẫn có những "lớp chọn" và học sinh vào học các lớp này phần lớn là những học sinh có học lực tốt hoặc là những em được phụ huynh gửi gắm.

Thỉnh thoảng tôi vẫn nghe đồng nghiệp nhờ vả, người này, người kia cho con vào "lớp chọn". Theo cách nghĩ thiển cận của nhiều người, lớp này sẽ tập trung toàn học sinh giỏi nên con sẽ cố gắng cạnh tranh mà phấn đấu vươn lên. Nề nếp các lớp này cũng tốt hơn. "Lớp chọn" thì thầy cô giảng dạy đều có chuyên môn vững. Học sinh vào học các lớp chọn cũng là một niềm hãnh diện với bạn bè nên các em thường rất cố gắng học tập. Chính vì đây là những em học giỏi và được quản lý đầu tư tốt của gia đình nên các em thường rất chăm chỉ, tích cực học tập. Những thầy cô dạy "lớp chọn" càng nhận được sự tin tưởng của phụ huynh và học sinh.

Thực ra, học ở "lớp chọn" không phải có tất cả ưu điểm. Nhiều em đã gặp không ít áp lực khi học ở các lớp này. Có em học đuối không theo kịp bị bạn bè chế giễu rất dễ dẫn đến tự kỷ. Rồi chưa kể, những học sinh lớp chọn suốt ngày phải học thêm để theo kịp bạn bè. Các em không còn thời gian vui chơi, tham gia các phong trào của lớp, trường. Dường như lúc nào các em cũng phải lo điểm số.

Học ở lớp chọn thì không được học yếu. Tôi đã từng chứng kiến một phụ huynh đã xin ban giám hiệu bằng được cho con vào “lớp chọn”. Thế nhưng, chỉ một năm sau thì lại đến trường năn nỉ xin ra, vì cháu theo không kịp chương trình. Cuối cùng cháu lại chuyển về lớp cũ.

Nhiều phụ huynh cho rằng,  nên bỏ “lớp chọn”, học sinh sẽ ít phải học thêm hơn, các em không phải ganh đua với nhau quá nhiều. Trong các lớp học có sự tương quan về học lực. Những em học giỏi có thể cùng chung tay với thầy cô kèm những em học sinh yếu. Những bạn quậy phá được xếp ngồi chung, học chung, chơi chung với những bạn học giỏi, ngoan hiền sẽ giúp các em kiềm chế được tính cách và có thể cố gắng để bằng bạn, bằng bè.

Một năm học mới lại sắp về. Cuộc chạy đua vào lớp chọn vẫn âm ỉ diễn ra. Nhiều phụ huynh chỉ mong con vào được lớp đó. Họ không yên tâm khi con học lớp đại trà và vì thế mà mọi áp lực lại đổ dồn lên đầu con trẻ... Liệu điều này nên chăng ?!

Bài, ảnh: An Nhiên

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áp lực của học sinh từ các cuộc thi

Việc tổ chức các cuộc thi cho học sinh không chỉ giúp nâng cao sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực mà còn góp phần giáo dục toàn diện cho các em.

Áp lực của học sinh từ các cuộc thi
Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri

Tại các kỳ tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, cử tri trên địa bàn TP. Huế đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hạ tầng dân sinh. Điều đáng mừng, TP. Huế đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương trả lời thấu đáo cũng như triển khai khắc phục.

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri
Nỗi lòng đã được lắng nghe

Sau nhiều năm không có phụ cấp, Bộ Y tế xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong việc hỗ trợ hàng tháng đối với nhân viên y tế (NVYT) thôn bản tại các tổ dân phố. Điều này thể hiện sự quan tâm của ngành Y tế, góp phần bảo đảm tính công bằng trong chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội.

Nỗi lòng đã được lắng nghe

TIN MỚI

Return to top