ClockThứ Năm, 18/02/2021 06:30

Giáo dục Nam Đông & hai mục tiêu phấn đấu

TTH - Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông gắn với thực hiện thành công đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2017 - 2021” là mục tiêu hướng đến của ngành giáo dục và đào tạo huyện vùng cao Nam Đông.

Ngành giáo dục Nam Đông: Linh hoạt giúp học sinh tiếp thu kiến thức

Học sinh Trường tiểu học Khe Tre trong giờ học

Vừa hồng, vừa chuyên

Đầu năm 2021, có dịp ghé thăm Trường tiểu học (TH) Khe Tre, chúng tôi cảm nhận được một không gian học đường lý tưởng. Các dãy phòng học khang trang, sân trường thoáng mát và những học sinh ngoan hiền, lễ phép. Thầy giáo hiệu trưởng Trần Đức Triển cho biết, ngoài các chương trình lên lớp đảm bảo quy định, nhà trường còn tổ chức các hoạt động trải nghiệm nâng cao kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Đây là một trong những cơ sở giáo dục tiểu học đứng đầu toàn huyện Nam Đông trong các hoạt động giao lưu.

Khe Tre là một trong số 12 trường TH, huyện Nam Đông còn có 4 trường trung học cơ sở (THCS) và 2 trường TH & THCS. Năm học 2019 - 2020, toàn huyện huy động được 100% em trong độ tuổi TH và 98% em trong độ tuổi THCS đến trường là một con số đầy khích lệ đối với mảnh đất vùng cao, cò nhiều khó khăn như Nam Đông. Đặc biệt, trong điều kiện vừa dạy học, vừa chống dịch và khắc phục hậu quả dịch bệnh, các trường học phổ thông vẫn triển khai hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm học.

Năm học qua, huyện Nam Đông có 98,1% học sinh được công nhận hoàn thành chương trình lớp học, 100% học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình TH; trên 65,5% học sinh THCS được xếp loại lực khá giỏi. Tham gia cuộc thi vẽ tranh quốc tế Toyota “Chiếc ô tô mơ ước” lần thứ 9, huyện có 1 học đạt giải nhất cấp quốc gia; tham gia cuộc thi tin học cấp tỉnh, Nam Đông có 3 học sinh đạt giải, trong đó có 1 giải nhì.

Đến nay, huyện Nam Đông có 25/28 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 5 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; có 27/28 trường được đánh giá ngoài, trong đó đạt cấp độ 1 có 14 trường, cấp độ 2 có 4 trường và cấp độ 3 có 9 trường; có 15/16 thư viện đạt chuẩn trở lên, trong đó có 6 thư viện tiên tiến.

Thầy giáo Lại Quốc Trình, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Đông tâm huyết, nhân tố có ý nghĩa quyết định tạo nên chuyển động toàn diện của giáo dục địa phương là sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và cộng đồng trong công tác giáo dục. Ngành giáo dục và đào tạo đã tập trung thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông; tiếp tục triển khai đồng bộ, đạt hiệu quả thiết thực.

Xóa bỏ khoảng cách

Huyện Nam Đông có Trường THCS dân tộc nội trú Nam Đông và 6 trường học vùng định canh định cư dân tộc ít người. So với học sinh vùng kinh tế mới, học sinh dân tộc ít người gặp nhiều khó khăn không chỉ trong việc tiếp thu bài vở mà còn ở nhận thức khi chưa chú trọng đến việc học và điều kiện kinh tế, đi lại khó khăn.

Năm 2011, UBND Nam Đông có Nghị quyết về “Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2012 - 2016”. Năm 2017, huyện Nam Đông tiếp tục có đề án cho giai đoạn 2017 - 2021 với mục tiêu cụ thể, tạo điều kiện cho học sinh dân tộc ít người trên địa bàn học tập, lĩnh hội tri thức; tạo đột phá trong công tác giáo dục mũi nhọn, coi trong phát triển giáo dục đại trà; giảm tỷ lệ học sinh yếu kém.

Hầu hết học sinh dân tộc thiểu số tiếp thu bài chậm. Cô giáo Lê Thị Thu Hằng, Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc nội trú Nam Đông cho biết, nhà trường vận động và các giáo viên tích cực bám lớp, từ nghiên cứu để tìm ra cách dạy dễ hiểu đến chủ động phụ đạo, ôn tập nhằm đảm bảo yêu cầu học tập. Nhà trường còn chú tâm rèn luyện kỹ năng sống và đạo đức cho học sinh. Trong các đợt lũ bão vừa qua, nhiều giáo viên kiêm luôn cả việc đưa học sinh về nhà, đảm bảo an toàn tính mạnh cho các em.  

Được sự đãi ngộ của Nhà nước và tận tâm truyền dạy của những thầy cô giáo, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú Nam Đông tiến bộ vượt bậc trong rèn luyện và học tập. Tình trạng học bỏ học giảm hẳn và năm học này, không có học sinh bỏ học. Số lượng học sinh giỏi từ 10% cách nay 3 năm đã tăng lên 13,9% trong năm qua. Hằng năm, nhà trường có từ 2 - 3 học sinh giỏi cấp huyện. Thi vào Trường THPT Dân tộc nội trú Thừa Thiên Huế, tỷ lệ đậu của học sinh nhà trường rất cao, lên đến 93%.

Cũng đã có những tín hiệu tích cực trong toàn huyện khi trong những năm qua, tỷ lệ học sinh dân tộc ít người bỏ học chỉ còn dưới 1% ở bậc tiểu học, 3% ở các bậc THCS và THPT. Chất lượng học tập được nâng lên. Kết quả thi tốt nghiệp tiểu học và THCS đạt 100%; THPT gần 90%. Trong 10 năm qua, toàn huyện có hàng trăm học sinh dân tộc thiểu số thi đỗ vào các trường đại học. Khoảng cách giữa học sinh người Kinh và dân tộc ít người đang dần được rút ngắn.

Đổi mới để phát triển

2020 -2021 là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và cũng là năm học đầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, được xem là tiền đề và cơ hội thuận lợi và cũng là thách thức của ngành giáo dục Nam Đông, đòi hỏi toàn ngành phải tập trung, quyết tâm chính trị cao để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Đối với giáo dục phổ thông, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Lại Quốc Trình khẳng định, quyết tâm đổi mới để phát triển. Toàn ngành triển khai quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch năm học 2019 - 2020 trong bối cảnh dịch bệnh COVID - 19 tiếp tục hoành hành và phức tạp; thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa; tiếp tục đổi mới công tác quản trị, tăng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn và chất lượng học sinh dân tộc thiểu số.

Bài, ảnh: Đan Duy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm

Những kết quả phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đạt được trong năm 2024 là nền tảng vững chắc để Huế khẳng định vị thế ngay trong năm đầu tiên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm
Phấn đấu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong nhiệm kỳ mới

Sáng 22/1, Ban Thường vụ Thành ủy tổ chức hội nghị Thành ủy phiên bất thường để xem xét, đánh giá xếp loại chất lượng tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ năm 2024; thảo luận nội dung dự thảo lần 2 báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Huế lần thứ 17 và một số nội dung quan trọng khác.

Phấn đấu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong nhiệm kỳ mới
2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng

Năm 2024 chứng kiến bước thụt lùi của các mục tiêu tiếp cận năng lượng. Báo cáo Theo dõi SDG7 (Mục tiêu Phát triển bền vững thứ 7 về phát triển năng lượng sạch với chi phí hợp lý) cho thấy, lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, khả năng tiếp cận điện không theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số.

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng
Phấn đấu thu hút 4,8 - 5 triệu lượt khách du lịch năm 2025

Chiều 3/1, Sở Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết các hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành du lịch năm 2025. Đến dự hội nghị có ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam. Về phía TP. Huế có các UVTV Thành ủy: Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế; Hoàng Khánh Hùng, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy.

Phấn đấu thu hút 4,8 - 5 triệu lượt khách du lịch năm 2025

TIN MỚI

Return to top