ClockThứ Bảy, 01/04/2023 10:22

Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng, mầm non 2023

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng mầm non 2023, trong đó điều chỉnh thời gian đăng ký, xét tuyển, nhập học.

Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Những điểm mới quan trọngMột số điểm mới được sửa đổi, bổ sung trong Quy chế thi tốt nghiệp THPTThành lập Ban chỉ đạo Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13Kết nối, lan tỏa khát vọng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên

leftcenterrightdel
 Thí sinh tham dự ngày hội tư vấn xét tuyển năm 2023. Ảnh: LV

Năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) giữ ổn định công tác tuyển sinh đại học như năm trước, không ban hành quy chế tuyển sinh mới. Bộ tiếp tục triển khai tuyển sinh trực tuyến trên hệ thống chung.

Điểm mới của năm nay là lịch xét tuyển đại học sớm hơn năm ngoái.

Theo đó, thí sinh diện tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển nộp hồ sơ trước 30/6, nhận kết quả trước 5/7 và xác nhận nhập học trên hệ thống tuyển sinh của Bộ trước 17h ngày 15/8.

Với các phương thức xét tuyển sớm, các trường hoàn thành và thông báo kết quả cho thí sinh để đăng ký xét tuyển trên hệ thống từ 8/7.

Từ ngày 10/7 đến 30/7, tất cả thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển không giới hạn trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Sau đó, thí sinh có 7 ngày để nộp lệ phí xét tuyển, từ 31/7 đến ngày 6/8.

Thí sinh sẽ nhận kết quả (điểm chuẩn) ngày 22/8 và xác nhận nhập học đợt 1 trước 17h ngày 6/9 (muộn hơn so với dự kiến 7 ngày).

Riêng khối ngành đào tạo sức khỏe, giáo viên, Bộ sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào hôm 25/7. Từ đó, các trường đào tạo ngành này đưa ra mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển (điểm sàn).

Như vậy, thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển năm nay chỉ còn 20 ngày, trong khi năm 2022 là một tháng. Thời gian thí sinh biết điểm chuẩn và nhập học cũng sớm hơn 3 tuần so với mốc 17/9 và 30/9 của năm ngoái.

Ngoài ra, năm 2023, điểm ưu tiên khu vực giảm khi thí sinh đạt từ 22,5 điểm/tổ hợp trở lên. Cùng với đó là điểm ưu tiên chỉ có giá trị trong 2 năm, năm thí sinh thi tốt nghiệp THPT và một năm sau đó.

Theo Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT

Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và tuyển sinh trung học phổ thông (THPT) do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành bổ sung những quy định mới nhằm đồng bộ, thống nhất với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Chương trình giáo dục thường xuyên THCS, THPT hiện hành và các quy định về thi, kiểm tra đánh giá có liên quan.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT
Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025:
Đánh giá toàn diện năng lực người học

Năm 2025, Kỳ thi tốt nghiệp THPT được thi theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, trong đó tập trung đánh giá năng lực toàn diện của người học. Sau khi Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, các trường tích cực phổ biến quy chế, ôn tập để học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp đến.

Đánh giá toàn diện năng lực người học
Ký kết quy chế phối hợp 3 bên thực hiện chính sách bảo hiểm

Sáng 13/11, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh tổ chức hội nghị triển khai ký kết quy chế phối hợp giữa cơ quan BHXH, Ban chỉ đạo (BCĐ) thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) cấp xã, phường và Tổ chức dịch vụ trên địa bàn TP. Huế.

Ký kết quy chế phối hợp 3 bên thực hiện chính sách bảo hiểm
Vẫn chuyện ca Huế trên sông Hương

Đã đến lúc cần cân đo đong đếm giữa bài toán kinh tế mà ca Huế trên sông Hương đem lại với việc bảo tồn, gìn giữ một di sản độc nhất, vô nhị như ca Huế.

Vẫn chuyện ca Huế trên sông Hương

TIN MỚI

Return to top