ClockThứ Tư, 20/12/2017 05:21

Xã hội hóa công tác khuyến học

TTH - Thừa Thiên Huế đã và đang là điểm sáng trong việc thực hiện Chỉ thị số 11/CT - TƯ của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”.

Làng khuyến họcHọ Đặng làng An Xuân làm khuyến họcKhuyến học, khuyến tài ở vùng cao Nam ĐôngLuôn đồng hành cùng nhà trườngĐẩy mạnh xây dựng Quỹ khuyến học, khuyến tài TP. Huế

Trao học bổng cho học sinh nghèo, vượt khó

Thống kê vui

100% huyện, thị, TP. Huế và 100% (152/152) xã, phường thành lập được tổ chức hội khuyến học là một dấu hiệu vui, cho thấy phong trào khuyến học, khuyến tài được phát triển sâu rộng ở Thừa Thiên Huế. Một thống kê vui khác, toàn tỉnh có 2.215 chi hội, ban khuyến học các thôn, tổ dân phố, dòng họ, tăng 397 đơn vị so với đầu năm 2017; chiếm 8,3% dân số với 91.105 người là hội viên khuyến học. Cuộc vận động xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ, cộng đồng và đơn vị khuyến học ghi nhận những chuyển biến tích cực. Đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 57.390 lượt gia đình được công nhận gia đình hiếu học; 743 lượt dòng họ đạt danh hiệu dòng họ khuyến học; 610 lượt thôn, tổ dân phố được công nhận cộng đồng khuyến học.

Thực hiện chỉ đạo thí điểm và nhân rộng các mô hình, toàn bộ các huyện, thị và thành phố đã kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập; 140/152 xã, phường, thị trấn triển khai kế hoạch nhân rộng mô hình. Đến cuối tháng 5/2017, toàn tỉnh có 18.374 gia đình, chiếm 42,64% được công nhận gia đình học tập. Thống kê còn cho thấy, đã có 132/558 dòng họ đăng ký và đạt danh hiệu dòng họ học tập, 41,12% cộng đồng đạt danh hiệu cộng đồng học tập. Toàn tỉnh có 100% phường, xã và thị trấn thành lập trung tâm học tập cộng đồng, mỗi năm mở được hàng trăm lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề và các hoạt động bồ dưỡng kỹ năng khác cho từ 45.000 đến 120.000 lượt người tham dự.

Việc sáp nhập trung tâm dạy nghề với trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2016 đã tạo điều kiện phát triển sâu rộng phong trào khuyến học, khuyến tài. Đến nay, các trung tâm cơ bản ổn định được đội ngũ, cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy và học, bước đầu đi vào hoạt động có hiệu quả. Năm học 2016 -2017, số học sinh học nghề phổ thông là 29.807 người, số học viên xóa mù chữ, giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông là 2.308 người.  

Hiệu ứng của xã hội hóa

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, việc xã hội hóa công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập đạt được nhiều kết quả tích cực. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã huy động được sự tham gia tài trợ của hàng trăm tổ chức và cá nhân. Tiêu biểu như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Vingroup, Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại, xây dựng và dịch vụ địa ốc Kim Oanh, Chương trình học bổng Spell, Dự án Gpoba thông qua Tổ chức Đông Tây hội ngộ, Tổ chức Vòng tay Thái Bình Dương (PALS), nhiều tổ chức phi chính phủ…

Tổ chức Gặp gỡ Việt Nam của ông bà Trần Thanh Vân – Kim Ngọc vận động hàng chục tỷ đồng để thành lập và duy trì hoạt động của Trung tâm Nuôi dạy trẻ mồ côi Thủy Xuân; xây dựng quỹ học bổng Vallet trao cho 4.223 học sinh, sinh viên nghèo hiếu học và học giỏi trên địa bàn với số tiền trên 16 tỷ đồng; tài trợ và nâng cấp thư viện Trường PTTH chuyên Quốc Học và Trường THPT Hai Bà Trưng. Tích cực tham gia các hoạt động khuyến học và  khuyến tài, về cá nhân có gia đình cố Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Đoàn Trọng Tuyến; gia đình Giáo sư Nguyễn Đình Thông (Việt kiều tại Úc); gia đình ông Phan Độ ở xã Phú Thượng (huyện Phú Vang).

Có dịp về nhiều địa phương trong tỉnh và được biết, khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập đang thực trở thành một phong trào quần chúng sôi nổi và rộng khắp. Có con cháu vượt khó học giỏi, thành tài đã trở thành niềm tự hào của nhiều gia đình, dòng họ và địa phương. Nhiều thôn làng đã tiến hành tu sửa các đền Văn Thánh, am Thánh, đền Văn chỉ… nơi thờ đức Khổng Tử và tôn vinh các bậc hiền tài của làng xóm, như muốn khuyến khích, khơi dậy tinh thần học tập của con cháu hôm nay nhằm kế tục truyền thống của những bậc tiền nhân.

Đôi điều suy nghĩ

Hoạt động huy động sự đóng góp, trao thưởng và biểu dương các học sinh giỏi đã trở thành một sinh hoạt và là nghi lễ không thể thiếu của nhiều dòng họ trong tỉnh. Họ Hoàng ở thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú (huyện Quảng Điền) có truyền thống hiếu học và hiện là dòng họ tiêu biểu làm tốt công tác khuyến học hiện nay của tỉnh Thừa Thiên Huế. Cùng với việc làm tốt công tác vận động để hình thành quỹ học bổng hiếu học, Ban Khuyến học dòng họ Hoàng còn chọn ngày Tết Độc lập 2/9 để tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng ngay tại từ đường dòng họ.

Có sự chung tay của cả cộng đồng, công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập ở Thừa Thiên Huế ngày càng sâu rộng và thiết thực. Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 11/CT - TƯ của Bộ Chính trị, ông Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy sau khi khẳng định kết quả đạt được, đã nêu rõ: "Chính quyền các cấp  cùng với hội khuyến học cần tích cực đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng quỹ khuyến học các cấp ngày càng mạnh và ổn định, tiếp tục làm tốt công tác xã hội hóa trong các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập".    

Bài,ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

Năm 2025, ngành du lịch Huế tập trung hướng tới các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng ở châu Âu, châu Mỹ, một số nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á và sẽ đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du lịch để thu hút khách mạnh mẽ.

Đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du lịch
Khuyến học và khuyến tài

Công tác khuyến học, khuyến tài hiệu quả là một trong những “đòn bẩy” quan trọng, nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện Phú Vang.

Khuyến học và khuyến tài
Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình

Trong 2 ngày 23 và 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn hướng dẫn công tác quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non

Ngày 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non

TIN MỚI

Return to top