ClockChủ Nhật, 23/10/2022 17:51

“Vẫn còn nắng trên đồi” – trang văn của tình thương

TTH.VN - “Vẫn còn nắng trên đồi” là một cách để nói điều gì đó không thể được nói theo bất kỳ cách nào khác, và chúng buộc người đọc phải dành thời gian lướt mắt trên từng từ trong câu chuyện để hiểu được ý nghĩa của nó là gì.

Ra mắt Trung tâm Lưu trữ và Nghiên cứu thuộc Học viện Phật giáo Việt Nam tại HuếRa mắt bộ tranh Kiều bằng pháp lam HuếMột thời “Để nhớ, để thương”Ra mắt tập sách “Đưa em về nhận mặt quê hương” của nhà thơ Lê Viết Tường

Khung cảnh buổi giới thiệu tập truyện ngắn “Vẫn còn nắng trên đồi” của nhà văn Nguyễn Thị Duyên Sanh 

Nhà văn Lê Vũ Trường Giang đã nhận định như thế về tập truyện ngắn “Vẫn còn nắng trên đồi” của nhà văn Nguyễn Thị Duyên Sanh tại buổi giới thiệu tập truyện tại Tạp chí Sông Hương chiều 23/10.

Sự kiện do Hội Nhà văn tỉnh, Tạp chí Sông Hương và Hải Hạc Book Store tổ chức.

“Vẫn còn nắng trên đồi” (NXB Hội Nhà văn) bao gồm 12 truyện ngắn là 12 câu chuyện khắc họa về những mảnh đời, số phận, những ký ức mỏng manh, những sương khói tiêu diêu và tình người rực cháy và cả những thú tiêu khiển đầy phong lãm của con người xứ Huế.

Nhiều nhận định cũng đồng quan điểm với nhà văn Lê Vũ Trường Giang, rằng “Vẫn còn nắng trên đồi” chứa đầy các tính năng ngôn ngữ thâm trầm, hoang hoải và tràn trề âm thanh của ngọt ngào lẫn day dứt. Văn phong của người viết mộc mạc và bình dị, khai thác tối đa thứ ngôn ngữ gần gũi, đậm tình người.

Theo nhà văn Lê Vũ Trường Giang, bằng các thủ pháp nghệ thuật và ngôn ngữ, tác giả đã tập trung vào việc tạo ra một hiệu ứng, rồi nhân rộng, khuyếch đại qua các nhân vật, nội dung và tình huống truyện, đó chính là: “hiệu ứng yêu thương”. “Tác giả đã neo giấu tâm hồn mình trong cõi xưa, cảnh cũ, là chân quê, là đồng cảm với những phận người chìm nổi bể dâu, thương mênh mông và yêu xa vắng”, nhà văn trẻ nhận định về đồng nghiệp cũng là bậc tiền bối của mình.

Tin, ảnh: N. Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Bạn “nợ đời”

Những cuộc gọi đi không có tín hiệu, mỗi một tiếng “tít” vang lên, trái tim Thư lại nhói lên một khắc. Thư hoảng hốt, rồi tức giận, rồi điên cuồng kiếm tìm sự giúp đỡ, cho đến lúc này thì chỉ muốn ngã khuỵu.

Bạn “nợ đời”
Cây mận đã nở hoa

Cây mận đã nở hoa. Đó là một cây mận cổ thụ, ra những trái mận nhỏ với màu da đỏ rất đẹp. Theo chủ nhà cũ thì cây mận có ở trên mảnh đất này từ khi ông dọn về, xây nhà. Những bông hoa mận có tua với những sợi nhỏ, khi gió lay, chúng bay đi như gieo niềm vui.

Cây mận đã nở hoa
Mở cửa huyền thoại

Chân ướt chân ráo đi dạy, tôi được chia chủ nhiệm lớp 8C cùng cái thông báo “khuyến mãi” năm nay trường sẽ tổ chức hội trại hai ngày hai đêm. Ôi, tôi phát hoảng. Một nàng hậu đậu làm sao lo ăn uống cho gần 40 cái “tàu há mồm”, nhưng chuyện tôi hoang mang hơn là làm cổng và lều trại. Vùng lõm nhỏ bé và hiu hắt này nắng hãi hùng lắm. Bắt đầu từ cuối xuân, cái nóng ở đây chắc chỉ em em Hỏa Diệm Sơn chút thôi.

Mở cửa huyền thoại
Chị Phấn

Phòng nữ 101 của Trường cao đẳng Sư phạm “biên chế” sáu tiểu thư - sáu đứa nhưng lại đến từ sáu lớp. “Trưởng phòng” là chị Phấn.

Chị Phấn

TIN MỚI

Return to top