ClockThứ Ba, 13/07/2021 21:52

Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

TTH.VN - UBND tỉnh vừa phê duyệt Đề án “Phát triển ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Theo đó, đến năm 2030, ngành du lịch phấn đấu thu hút khoảng 8 triệu lượt khách du lịch, đóng góp khoảng 15% so với GRDP của tỉnh.

Đưa ca Huế thành sản phẩm dịch vụ văn hóa du lịch đặc sắcPhát động chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốcNắm bắt cơ hội từ những bình chọn uy tínHành vi của kẻ thiếu “tim óc”(?!!)Thái Lan: Dịch bùng phát mạnh, đe doạ mục tiêu mở cửa lại hoàn toàn đất nướcChủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo 3 sở

Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030, ngành du lịch Huế thu hút khoảng 8 triệu lượt khách du lịch (Ảnh minh họa)

Dựa trên tình hình diễn biến của dịch bệnh COVID-19, nếu được khống chế trên toàn cầu, ngành du lịch phục hồi và tăng trưởng trở lại, năm 2025, du lịch Thừa Thiên Huế phấn đấu thu hút khoảng 6 triệu lượt khách du lịch; trong đó, khách quốc tế khoảng 45 - 50%; tổng thu từ du lịch đạt khoảng 13.000 tỷ đồng; GRDP ngành du lịch đóng góp khoảng 14% so với GRDP của tỉnh (92.000 - 95.000 tỷ đồng); thời gian lưu trú bình quân đạt trên 2 ngày; suất chi tiêu bình quân đạt 2,2 triệu đồng/khách. Lao động trong ngành khoảng 80.000 lao động, chiếm 13% của tỉnh

Đến năm 2025, số khách sạn, khu nghỉ dưỡng du lịch đạt chuẩn 5 sao là 10 cơ sở; năm 2030 là khoảng 15 cơ sở; trong đó, sẽ có một số khách sạn có thương hiệu quốc tế. Chậm nhất là vào năm 2025, Khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương sẽ là khu du lịch quốc gia đầu tiên của tỉnh được công nhận và năm 2030 sẽ có thêm Khu du lịch quốc gia Thanh Tân.

Đến năm 2030, thu hút khoảng 8 triệu lượt khách du lịch; trong đó khách quốc tế đạt khoảng 50 - 55%; tổng thu từ du lịch đạt khoảng 20.000 tỷ đồng; GRDP ngành du lịch đóng góp khoảng 15% so với GRDP của tỉnh (120.000 - 150.000 tỷ đồng); thời gian lưu trú bình quân đạt trên 2,2 ngày; suất chi tiêu bình quân đạt trên 2,5 triệu đồng/khách. Lao động trong ngành dự kiến thu hút 100.000 lao động, chiếm gần 15% của tỉnh.

Đây là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, phù hợp với yêu cầu, định hướng tại Nghị quyết số 54/NQ-TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tin, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

TIN MỚI

Return to top