ClockThứ Bảy, 08/01/2022 17:17

Chia sẻ kinh nghiệm phát triển bền vững trong du lịch

TTH.VN - Đây là chủ đề hội thảo trực tuyến do Trung tâm Châu Á – Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản tổ chức ngày 8/1 với sự tham dự của đại diện hai thành phố: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế - Việt Nam) và thành phố Shuri (Okinawa – Nhật Bản).

Sẽ có thêm nguồn lực trùng tu di sảnĐầu tư tương xứng cho di sản văn hóaĐổi mới mô hình, nâng cao đời sống người lao độngPhối hợp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa HuếCùng nhau xây dựng sản phẩm mới trên nền tảng di sảnBảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chia sẻ những kinh nghiệm trong việc bảo tồn di sản văn hóa Huế 

Hội thảo nhằm kết nối các chuyên gia, các nhà hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa để cùng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm và nét đẹp văn hóa của mỗi vùng miền, quốc gia.

Hội Nghiên cứu kiến tạo đô thị khu vực Shuri đã chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp để điều tiết lượng khách đến khu di sản vào thời điểm quá tải; vai trò của người dân sống trong khu vực di sản, đặc biệt là vai trò của người dân đối với việc kiến tạo đô thị xanh; việc phát triển nghề truyền thống thông qua công tác trùng tu bảo tồn di sản văn hóa; xây dựng sản phẩm thủ công đưa vào các khu di sản Shuri, cụ thể là Dự án Ong mật và ngàn hoa Shuri.

Về phía Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Giám đốc Hoàng Việt Trung đã trình bày tham luận “Bảo tồn, phát triển bền vững giá trị di sản văn hóa Huế: Thách thức, định hướng và giải pháp”. Ông Hoàng Việt Trung chia sẻ những kinh nghiệm trong việc bảo tồn di sản văn hóa Huế gắn với phát triển kinh tế - xã hội và nghề truyền thống. Trong đó, nhấn mạnh đến việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể gắn với giáo dục đào tạo, nuôi dưỡng nguồn nhân lực, phát huy sức mạnh và sự tham gia của cộng đồng; bảo tồn di sản văn hóa Huế gắn liền với việc đẩy mạnh giao lưu hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học trong bảo tồn và phát triển nguồn nhân lực cũng như những thách thức, định hướng và giải pháp để bảo tồn, phát huy bền vững di sản văn hóa Huế...

Tin, ảnhMinh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững

Ecoba không chỉ là một cái tên, mà là dấu ấn của một cuộc cách mạng xanh trong ngành xây dựng. Được thành lập từ năm 2010, công ty đã vươn mình trở thành người tiên phong trong việc phát triển các giải pháp bền vững, kết hợp công nghệ tiên tiến với sự thấu hiểu sâu sắc về môi trường. Công ty chính là lời giải cho bài toán hiện đại hóa mà không đánh đổi thiên nhiên – một sứ mệnh khởi nguồn từ tầm nhìn vượt thời gian.

Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững
Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”

Với “mác” giả mạo là các công ty chăm sóc sức khỏe (CSSK), những kẻ lừa đảo đưa ra lý do mời những người lớn tuổi đi du lịch ở những địa điểm nghỉ dưỡng với giá “0 đồng” để tri ân; mục đích lừa bán những sản phẩm CSSK, ngừa đột quỵ... với giá “trên trời”.

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”
Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

TIN MỚI

Return to top