ClockThứ Sáu, 09/06/2023 13:03

“Raku tour” đầy yêu thương

TTH - Mô hình du lịch “Raku tour” được ra đời từ xưởng gốm tại Hope center. Mô hình này được nghệ nhân gốm Olivier Oet, đến từ Thủ đô Paris, Pháp đứng ra thành lập xưởng và truyền nghề cho những học trò khuyết tật tại Trung tâm Hy vọng - ngôi nhà chung của những người khuyết tật, số 20 đường Nhật Lệ, TP. Huế.
leftcenterrightdel
Các bạn nhỏ trải nghiệm làm gốm Raku tại Trung tâm Hy vọng 

Học làm gốm từ những “nghệ nhân đặc biệt”

Ngay tại trung tâm TP. Huế, trải nghiệm làm gốm tại Trung tâm Dạy nghề và Tạo việc làm cho Người khuyết tật – trẻ em khó khăn Hy vọng (Hope center) mang đến những phút giây trải nghiệm khó quên.

Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, khi trải nghiệm làm gốm tại Hope center, du khách sẽ được hướng dẫn làm cốc/ly/chén tùy thích theo kỹ thuật cơ bản, học nặn trên bàn xoay gốm và trang trí sản phẩm theo sở thích cá nhân. Điều đặc biệt nhất là người tham gia trải nghiệm sẽ được hướng dẫn bởi nhân viên khuyết tật của trung tâm. Đây là một trải nghiệm vừa tạo công ăn việc làm cho các bạn trẻ kém may mắn. Hiện trung tâm đang triển khai các gói trải nghiệm làm gốm: trong 1 buổi, 5 buổi và 10 buổi. Các mẫu gốm sẽ mất 10 đến 30 ngày (tùy theo điều kiện thời tiết) để phơi khô và nung. Đối với du khách ở xa, trung tâm sẽ gửi tặng sản phẩm thông qua đường bưu điện.

Xưởng gốm bao quanh bởi những khối đất sét, những chiếc bàn xoay và nhiều sản phẩm gốm Raku được đặt trên giá tủ. Những người bị câm, điếc, thiểu năng trí tuệ… khi đến với xưởng gốm này được “biên chế” trở thành những công nhân đặc biệt. Hằng ngày những sản phẩm gốm Raku được làm tỉ mỉ, có trách nhiệm bởi bàn tay của họ. Xưởng gốm có khoảng 20 người khuyết tật đang làm việc. Khi có du khách, người dân địa phương đến trải nghiệm, chính họ là những người hỗ trợ, hướng dẫn để người tham gia trải nghiệm hoàn thiện sản phẩm của mình. Dù nói không rõ tiếng, nhưng nụ cười thân thiện, những cử chỉ đầy trách nhiệm trong từng động tác, giúp cho người trải nghiệm, đặc biệt là các bạn thiếu nhi có được những hiểu biết cơ bản về kỹ thuật làm gốm và say mê sáng tạo theo cách riêng của mình. Bạn An Nhiên, 8 tuổi, phường Vĩnh Ninh, TP. Huế rất hào hứng khi được bố mẹ đưa đi trải nghiệm tại đây. Sau khoảng gần 2h đồng hồ làm quen và trải nghiệm làm gốm với đất sét, khuôn,… dưới hướng dẫn của những “nghệ nhân đặc biệt”, An Nhiên rất hạnh phúc khi tự mình tạo ra được những sản phẩm gốm theo những hình con vật mà bạn yêu thích.

“Raku tour” đầy yêu thương

Sau một thời gian dài phát triển dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Olivier, đến nay những học viên tại xưởng gốm Raku đã có thể tự tin làm người chỉ dẫn trực tiếp cho khách ngay tại xưởng gốm của mình. Với mô hình du lịch “Raku tour”, du khách ra về được hưởng thụ ngay sản phẩm do mình làm ra; còn người khuyết tật được hòa nhập, được hưởng lợi từ chi phí tour. Đây là một mô hình du lịch nhân văn, ấm áp yêu thương.

Cơ sở dạy nghề, tạo việc làm cho trẻ khuyết tật, hoàn cảnh khó khăn mang tên Hy vọng là ngôi nhà chung của những mảnh đời bất hạnh, những trẻ em không may mắn giữa cuộc đời tại thành phố Huế. Trung tâm Hy vọng thành lập năm 1999, do bà Nguyễn Thị Hồng và bà Lê Thị Hương, HTX Thương mại - Dịch vụ Thuận Thành khởi xướng. Ban đầu, trung tâm chỉ dạy nghề may mặc, sau đó mở rộng các nghề mây tre đan, thủ công mỹ nghệ, dệt thổ cẩm… Từ khi triển khai xưởng gốm Raku và cung cấp dịch vụ “Raku tour”, trung tâm đã đón rất nhiều đoàn khách du lịch trong nước, quốc tế đến trải nghiệm. Đây là một mô hình du lịch thú vị, hơn hết “Raku tour” còn là hoạt động ý nghĩa, góp phần nào giúp những người khuyết tật hòa nhập cộng đồng - bà Nguyễn Thị Hồng, Giám đốc Trung tâm Hy vọng cho biết.

Bài, ảnh: NGUYÊN BÍCH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa yêu thương cùng Đội 0 đồng SOS75 Huế

Bất kể nắng mưa, đêm khuya, ngày thường hay lễ, Tết, chỉ cần nghe điện thoại của người cần hỗ trợ, các thành viên của “Đội 0 đồng SOS75 Huế” đều nhanh chóng có mặt kịp thời để hỗ trợ người dân trong những tình huống khẩn cấp, bất khả kháng, nhân lên những nghĩa cử cao đẹp trong cuộc sống.

Lan tỏa yêu thương cùng Đội 0 đồng SOS75 Huế
Yêu thương còn mãi

Thấu cảm cuộc sống của bà con vùng sâu, vùng xa, nhiều sinh viên Đại học Huế (ĐHH) tuy còn nhiều khó khăn nhưng vẫn tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện hỗ trợ, giúp đỡ cộng đồng. Nguyễn Thị Yến Nhi, lớp Nhân văn K46, ngành Văn học Trường Đại học Khoa học, ĐHH là một trong số sinh viên đó.

Yêu thương còn mãi
San sẻ yêu thương

Bằng những việc làm nhỏ, các em học sinh đã biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn, phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” trong học đường.

San sẻ yêu thương
Kết nối yêu thương, nâng bước học trò

Bằng tất cả yêu thương và trách nhiệm đối với “mầm xanh” tương lai, Trường THCS Thủy Phù (TX. Hương Thủy) có nhiều cách làm hay về công tác khuyến học, khuyến tài, giúp học trò vượt qua khó khăn, học tập tốt.

Kết nối yêu thương, nâng bước học trò
Nhà yêu thương từ những “mảnh ghép”

Căn nhà là có thật, còn “mảnh ghép” là biểu tượng của sự chung tay từ lời kêu gọi thông qua trang web, fanpage và các đội nhóm tình nguyện của Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Từ tình yêu thương của cộng đồng, một mái ấm dần thành hình và tương lai sẽ có nhiều mái ấm như thế…

Nhà yêu thương từ những “mảnh ghép”

TIN MỚI

Return to top