ClockThứ Năm, 17/08/2023 10:13

Nhiều nguồn lực giúp đỡ người nghèo

TTH - Thực hiện phong trào thi đua (PTTĐ) “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh huy động nhiều nguồn lực giúp đỡ người nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống.

Hướng đến giảm nghèo bền vữngHướng đi mới để giảm nghèo bền vững Trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo xã biên giớiNhân rộng những mô hình thoát nghèo bền vữngVươn lên trong thời kỳ hội nhập

leftcenterrightdel
 Được hỗ trợ, đồng hành nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo bền vững

Những chuyển biến

Sau gần một năm thoát nghèo, hiện kinh tế gia đình của hộ ông Võ Tín, thôn Lương Mai xã Phong Chương, huyện Phong Điền đang ngày càng ổn định. Mô hình sinh kế nuôi bò sinh sản được Nhà nước hỗ trợ, vừa mang lại thu nhập cho gia đình ông hơn 10 triệu đồng. Để phát triển kinh tế bền vững, ngoài diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước cấp, ông Tín mạnh dạn thuê thêm 1 mẫu ruộng để trồng lúa; đồng thời kết hợp xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm tổng hợp với hàng trăm con gà vịt, ngan ngỗng, mang lại thu nhập thường xuyên cho gia đình.

Được chính quyền địa phương hỗ trợ 4 con heo giống ban đầu, cộng với vốn vay ưu đãi, vợ chồng Trần Minh, thôn Tân An, xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc quyết chí làm ăn. Lấy công làm lời, ông Minh tận dụng các phụ phẩm từ gạo, rau củ trong sản xuất nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi. Mỗi lứa heo sinh sản, ngoài bán heo giống lấy vốn quay vòng, ông Minh giữ lại một vài con để nhân đàn. Đồng thời, vợ chồng ông dùng vốn vay ưu đãi để đầu tư trồng rừng khai thác gỗ. Tìm được hướng phát triển kinh tế phù hợp, vợ chồng ông Minh phấn khởi chăm chỉ làm ăn. Trung bình mỗi năm gia đình anh xuất chuồng 1,5 tấn heo thịt, cộng với thu nhập từ khai thác keo, tràm và sản xuất lúa, gia đình anh Minh đã chính thức thoát nghèo. 

Đơn thân nuôi con, song chị Nguyễn Thị Mai, ở thôn Diêm Trường 2, xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc không đơn độc trong hành trình thoát nghèo. Không chỉ được chính quyền địa phương hỗ trợ  xóa nhà tạm, chị còn được hội phụ nữ xã trao sinh kế, tạo phương tiện làm ăn để có thu nhập ổn định. Có nhà ở kiên cố, thu nhập ổn định, chị Mai đã chủ động viết đơn xin thoát nghèo.

Qua 2 năm phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh giảm từ 4,93% cuối năm 2021 xuống còn 3,56% vào cuối năm 2022, vượt 1,37% so với chỉ tiêu đặt ra. Năm 2023, Thừa Thiên Huế phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm còn 2,79%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 3% trở lên, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 25% giảm từ 4% trở lên.

Cùng chung tay

Ông Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cho biết, “Thừa Thiên Huế là một trong hai tỉnh dẫn đầu trong công tác giảm nghèo tại khu vực miền Trung”.

Thực hiện phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, UBND tỉnh đã cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch cụ thể. Chính sách hỗ trợ để người dân có công việc, thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo, xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao được triển khai đồng bộ. Phong trào thật sự là động lực quan trọng mang lại những kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo.

Thông tin từ Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh, PTTĐ “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” được tỉnh cụ thể hóa thành các phong trào cụ thể. Thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, sự vào cuộc của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp. Nổi bật trong phong trào này là nhiều mô hình giảm nghèo bền vững; giúp đỡ các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo của các hội, đoàn thể cấp cơ sở. Những cán bộ làm công tác giảm nghèo tận tụy, gương mẫu, trách nhiệm; sự đồng hành của tập thể, doanh nghiệp, mạnh thường quân,... cùng đóng góp kinh phí, công sức để giúp đỡ những hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh.

Thời gian qua, các sở, ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng, hướng dẫn kịp thời và tổ chức thực hiện hiệu quả PTTĐ. Nổi bật là tập trung vào các hoạt động, phát huy sáng kiến trong xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các chính sách, đề xuất các giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn tùy điều kiện thực tiễn của địa phương đề ra nội dung, giải pháp giảm nghèo; bố trí và huy động tối đa nguồn lực nhằm giảm nghèo; gắn PTTĐ với phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; phát động Tháng cao điểm Ngày vì người nghèo; tổ chức các hoạt động hỗ trợ chăm lo tết cho người nghèo, xây dựng nhà Đại đoàn kết, nhà tình thương.

Chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân tại các khu, cụm công nghiệp cũng được chính quyền tỉnh tập trung thực hiện.

Tính đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành 3 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp với 1.242 căn hộ, đạt 30% mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2021-2025. Hiện, tỉnh đang tích cực thúc đẩy triển khai đầu tư xây dựng 7 dự án, trong đó có 5 dự án cho người có thu nhập thấp với quy mô 6.386 căn bộ, 2 dự án nhà ở cho công nhân với 4.160 căn hộ. Đây sẽ là “bàn đạp” quan trọng cho những người có thu nhập thấp vươn lên và minh chứng cho phương châm đầy tính nhân văn “Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Bài, ảnh: HẢI THUẬN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững

Huy động nhiều nguồn lực thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở TX. Hương Trà không ngừng giúp người nghèo cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống.

Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững
Ưu tiên nguồn lực cho các thiết chế văn hóa

Với vai trò là đô thị động lực của tỉnh, TP. Huế xây dựng Đề án Phát triển mạng lưới trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn đến năm 2030 nhằm hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở.

Ưu tiên nguồn lực cho các thiết chế văn hóa
Chung tay vì người nghèo.

Chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách được triển khai thực hiện trong thời gian qua trên địa bàn TX. Hương Trà đã góp phần tích cực thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Chung tay vì người nghèo
Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực
Hỗ trợ, xây dựng nền tảng để người nghèo vươn lên

Tháng cao điểm “Vì người nghèo” (17/10 - 18/11/2024) là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, nhân văn sâu sắc. Đây là dịp để mỗi cơ quan, đơn vị, các tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân thể hiện tinh thần “tương thân, tương ái”, chia sẻ, giúp đỡ đối với người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh, bà Nguyễn Thị Ái Vân chia sẻ:

Hỗ trợ, xây dựng nền tảng để người nghèo vươn lên

TIN MỚI

Return to top