ClockThứ Ba, 07/03/2023 21:52

Đường làng - nơi ký ức tìm về

TTH - Rải bước trên con đường làng gắn bó với tuổi thơ, lòng tôi có chút nao nao như bước vào một thế giới bình an, đầy ắp những kỷ niệm thời thơ ấu bên gia đình, bạn bè và người thân...

Làng quê đón tếtHuế yên bìnhDồn la dồn…

leftcenterrightdel
 

Đường làng quê tôi như một con "đường hoa thơ mộng" mà không phải họa sĩ nào vẽ nên. Con đường có đầy đủ màu sắc, mộc mạc mà chân phương... Từ màu hoa mười giờ rực thắm đến những hàng chè tàu vàng ươm...

Tôi yêu và thích cái cảm giác ngày hè được cùng chúng bạn trong xóm rong ruổi khắp các ngõ ngách trong làng để vui đùa, chơi trốn tìm; là những chiều í ới nhau cùng đi thả diều, đá bóng, tắm sông; hay những lúc được nghỉ học lại kéo nhau ra rừng tràm ngồi dưới bóng cây rình bắn chim, chán thì chia nhau ra chơi bắn súng tre, lấy hạt tiêu làm đạn bắn nhau chí chóe.

Nhớ da diết con đường làng thân thuộc mỗi khi đến mùa gieo mạ. Từng bó mạ được bó lại ngay ngắn trải dài trên đường làng, các cô, các chú cõng trên vai những đôi "quang gánh" đi trong tiếng cười nói rôm rả. Hình ảnh đó, con người đó đẹp mà yên bình lắm! Nay tất cả chỉ còn trong ký ức, bởi giờ đây nó đã được thay thế bởi những chiếc xe phục vụ nông nghiệp.

Nhớ khi còn bé, thú vui của tôi cũng như các bạn trong xóm thật giản đơn. Cứ có khoảng rộng người ta phơi "rơm, rạ" là chúng tôi làm nơi để đá bóng. Trái bóng nhựa và đôi dép làm cầu môn thế là tung tăng đá cả ngày, nhiều khi chơi “quên đường về”, quên cả ăn cơm bị mẹ cho ăn đòn. Hôm nay trở về, tôi bước chậm hơn, cố tìm lại góc "Sầu đâu" cạnh nhà. Nơi tôi và lũ bạn trong xóm thường hái lá của nó để sáng tạo nên những món ẩm thực tuổi thơ không thể nào quên.

Hay rồi thói quen, cứ sáng sáng là tôi hay ra đứng đầu đường ngóng mẹ đi chợ về, hôm thì gói kẹo lạc, hôm thì gói kẹo cau... Đường làng len lỏi những ánh nắng cùng các bà, các chị "kẽo kẹt" đôi quang gánh đi chợ về. Nhớ lại, có lần một anh tên Nam nghe đâu là nhiếp ảnh gia ở trên thành phố về sưu tầm những bộ ảnh nông thôn, thấy cảnh này anh ấy năn nỉ các cô cho chụp một vài bức ảnh để có trong bộ ảnh sưu tầm của mình.

Vì là con gái quê chân chất, thật thà nên có phần ngại ngùng, anh nhiếp ảnh gia mất khá nhiều thời gian cho việc tạo dáng của các cô ấy. Ít lâu sau hình ảnh các cô thôn nữ đó được xuất hiện trên các tạp chí nông thôn mới. Ai cũng vui mừng tấm tắc khen đẹp...

Từ con đường làng quê ấy, chúng tôi lớn lên và tản đi muôn nơi. Có người đến chốn thị thành, có người theo chồng con định cư ở nước ngoài xa lắc. Nhưng có lẽ những con đường mới rộng thênh thang ấy đôi lúc sẽ cảm thấy cô đơn vì sẽ không có những đứa trẻ thơ nô đùa, quậy phá hay những hàng cây rợp bóng mát che chở nắng mưa.

Sống xa quê, mỗi lần trở về thấy làng quê lại có nhiều đổi thay. Thay đổi rõ nhất là con đường đất đỏ ngày nào, giờ đã được xây dựng thành những con đường bê tông khang trang và sạch đẹp hơn của xã nông thôn mới. Hàng chè tàu, hàng hoa dại trên con đường quê giờ đã không còn, nhưng đi trên con đường này, thả hồn trôi nhẹ giữa bình yên của quê hương chợt thấy ký ức tuổi thơ luôn ùa về.

Và, nếu như với con đường bê tông đó, hai bên vẫn là hàng chè tàu, hai bên sặc sỡ với hoa mười giờ, những hàng cây chạy dài thẳng tắp thì tuyệt làm sao. Hình ảnh của một vùng quê “thay da đổi thịt” nhờ nông thôn mới, vẫn khoác lên mình "tấm áo" đặc trưng của làng quê. Làm được điều này, dù ai đi xa chừng nào đi chăng nữa thì cũng muốn trở về.

NGỌC AN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làng quê bên dòng Ô Lâu

Thuận Hòa là một thôn nhỏ nằm bên dòng Ô Lâu thuộc phường Phong Hòa (TX. Phong Điền). Trước năm 1993, bà con ở đây sống lênh đênh trên sông nước. Từ năm 1993, người dân Thuận Hòa được huyện cấp đất làm nhà dọc theo bờ sông thì cuộc sống bắt đầu thay đổi.

Làng quê bên dòng Ô Lâu
“Nhìn vô trong Huế...”

Thuở ấu thơ, trẻ con làng tôi đứa mô cũng có một niềm ao ước đó là được đi Huế chơi ít nhất là một lần. Đình làng Đại Lộc quê tôi có một lùm mù u rậm rạp và là chốn để chúng tôi leo trèo và hát những câu nghêu ngao vào những buổi chiều hè: “Trèo lên cây mù u nhìn vô trong Huế...”. Rồi những đêm không trăng, trời đầy sao, lũ trẻ con làng chúng tôi nhìn về phía xa xôi, nơi có một quầng sáng phía chân trời và nói với nhau rằng, đó là Huế. Hồi đó, làng tôi có một chuyến đò đi Huế hàng ngày xuất phát ở bến đò Đồng Dạ, nơi con sông Ô Lâu bắt đầu chảy qua làng tôi. Nhưng phải có công chuyện chi quan trọng thì nông dân làng tôi mới đi Huế, còn trẻ con như chúng tôi thì rất khó để được đi.

“Nhìn vô trong Huế  ”
Lối về ngõ hạnh

Quê chồng tôi ở Phú Thượng (Phú Vang - nay thuộc TP. Huế), mỗi năm có vài lần kỵ, chạp. Mỗi lần ghé về, điều tôi thích nhất ngoài những căn bếp ngăn nắp có chiếc tủ gạc - măng - rê xưa cũ, ngoài những mẹt bầu, bí đao được cắt mỏng phơi khô tỏa mùi thơm giòn đặt trên mấy chạn củi của các thím, tôi còn vô cùng thích thú những con ngõ biếc xanh.

Lối về ngõ hạnh
Thức quà ký ức

Có một người bạn trẻ của tôi ở Hà Nội nói rằng, em đi chợ mà thấy mấy loại bánh truyền thống là mua ngay, không chỉ mua để ăn đâu, mà như mua một kỷ niệm cho mình...

Thức quà ký ức
Hình bóng quê nhà

Năm 2005, nhà báo Dương Phước Thu tặng tôi cuốn sách “Qua sông nhìn lại bến bờ” vừa ra mắt. Đây là tập bút ký tư liệu - nghiên cứu lịch sử, khảo lược quá trình hình thành xứ Thuận Hóa, tỉnh Thừa Thiên đến thành phố Huế ngày nay. Lướt qua phần viết về quê mình, tôi gọi điện cho anh, phản ứng vì xưa đến giờ, làng tôi chỉ là một, không có thôn La Chử Thượng, thôn La Chử Trung, thôn La Chử Đông, thôn La Chử Nam, thực chất Thượng, Trung, Đông, Nam là các phường của làng. Vài ngày sau, anh nói tôi tới lấy “vật chứng” với lời phàn nàn: Tức quá, sách mới ra đã có 2 người phàn nàn rằng chưa chính xác! Tài liệu anh đưa là bản sao Quyết định của UBND tỉnh về việc phê chuẩn số thôn, khu vực của các xã, thị trấn thuộc huyện Hương Trà từ tháng 8/2000; căn cứ để anh đưa thông tin vào.

Hình bóng quê nhà

TIN MỚI

Return to top