ClockThứ Ba, 03/12/2019 06:45

Cơ hội mới cho người khuyết tật

TTH - Một niềm vui khi mới đây Tổ chức Christoffel - Blindenmission/Christian Blind Mission - CBM (Đức) hỗ trợ triển khai dự án “Hỗ trợ tiếp cận dịch vụ về dụng cụ trợ giúp, chỉnh hình, chân tay giả (POAD) và các dịch vụ liên quan đến phụ nữ, nam giới trẻ em bị suy giảm thể lực” (gọi tắt là Dự án) ở Thừa Thiên Huế.

Gặp mặt nhân ngày Quốc tế Người khuyết tậtRa mắt Câu lạc bộ Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tậtThúc đẩy tiếp cận du lịch cho người khuyết tậtChăm sóc sức khỏe, đảm bảo tiếp cận cho người khuyết tật

Tổ chức Christoffel-Blindenmission/Christian Blind Mission - CBM (Đức) trao dụng cụ hỗ trợ cho trẻ khuyết tật

Dự án do Bệnh viện Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh quản lý thực hiện với phương châm: "Không để người khuyết tật bị bỏ lại phía sau".

Hạn chế các dịch vụ hỗ trợ

Thống kê toàn tỉnh hiện có gần 20 nghìn người khuyết tật (NKT), trong đó có gần 11 nghìn trường hợp trên 15 tuổi và hơn 9,5 nghìn trường hợp thuộc vào diện vận động khó khăn. Đây là một rào cản cho NKT khó hòa nhập cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bác sĩ cao cấp Nguyễn Quang Hiền, Giám đốc BV PHCN tỉnh, nhìn nhận, gần đây dù có sự quan tâm chia sẻ hỗ trợ của ban ngành, tổ chức trong ngoài nước nhưng NKT ở địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, tạo gánh nặng cho người thân gia đình, xã hội. Bác sĩ Hiền chia sẻ, theo một kết quả điều tra quốc gia mới đây cho thấy, 7,6% dân số từ 2 tuổi trở lên, tương đương khoảng 6,2 triệu người nằm trong diện khuyết tật. Trong số này, tỷ lệ trẻ em từ 2-7 tuổi bị khuyết tật chiếm 2,83%. NKT là đối tượng được hưởng chính sách BHYT nhưng chỉ có 2,3% trong tổng số NKT tiếp cận được các dịch vụ PHCN. Riêng cơ hội được đi học của trẻ em khuyết tật thấp hơn nhiều so với trẻ em bình thường. Ở cấp THPT có chưa đến 1/3 NTK đi học đúng tuổi.

Tại các hội thảo, tập huấn liên quan đối tượng thiệt thòi, yếu thế trong xã hội gần đây ở địa phương, các chuyên gia chia sẻ, NKT ở  Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng hiện còn gặp những rào cản, khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ xã hội và hòa nhập cộng đồng. Đó là những khó khăn, hạn chế trong tiếp cận sử dụng các phương tiện giao thông và các công trình công cộng (di chuyển lên bậc thang, xe buýt, sử dụng phòng vệ sinh công cộng, sử dụng không gian giải trí…); khó khăn trong tiếp cận dịch vụ giáo dục, dịch vụ dạy nghề và việc làm; khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ y tế, tiếp cận thông tin; trong xây dựng tình yêu, hôn nhân, gia đình… Những vấn đề này luôn đặt ra cho cộng đồng xã hội quan tâm, đề xuất và có các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội cho với NKT...

Xóa rào cản, tăng cơ hội

Dự án tập trung vào 4 hoạt động chính, như khảo sát kiến thức, thái độ thực hành của NKT và đào tạo nhân viên y tế thực hiện các dịch vụ PHCN. Trợ cấp cho NKT nghèo đến chữa trị tại BV và có điều kiện sản xuất sản phẩm cung cấp xã hội. Thực hiện chiến dịch truyền thông nhận thức chính sách và hỗ trợ dụng cụ PHCN cho NKT. Xây dựng đào tạo nhân viên y tế thôn tổ quản lý hỗ trợ giúp đỡ NKT...

Đầu tháng 11/2019, BV PHCN tỉnh tiếp cận triển khai Dự án của CBM để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội cho NKT. Trong đó, có mục tiêu giúp NKT ở địa phương tiếp cận dịch vụ về chân tay giả, dụng cụ chỉnh hình (POAD) thông qua sự hỗ trợ của y tế. Hiện dự án đang tiến hành khảo sát, thái độ thực hành của người khuyết tật, tổ chức đào tạo tập huấn cán bộ y tế PHCN....

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Chủ tịch Hội NKT huyện Phong Điền chia sẻ, bước đầu tiếp cận dự án, bản thân ông đánh giá rất cao về tính nhân văn của tổ chức CBM. Đây là cơ hội mới giúp NKT ở địa phương được tập huấn, nâng cao kiến thức, tiếp cận các dịch vụ y tế liên quan; nhất là được hỗ trợ các dụng cụ như xe lăn, lắc, bàn chân, tay giả... có điều kiện đi lại hòa nhập cộng đồng mà phần lớn lâu nay họ mong muốn..

BV PHCN tỉnh, đơn vị tiếp cận triển khai dự án kỳ vọng, ngoài các hoạt động tuyên truyền chính sách pháp luật, trao tặng các dụng cụ hỗ trợ... BV PHCN tỉnh sẽ phối hợp nỗ lực xây dựng mạng lưới cán bộ có kiến thức kỹ năng, chuyên môn hỗ trợ NKT hoàn chỉnh từ tỉnh đến cơ sở. Qua đó, họ sẽ là tuyên truyền viên, cầu nối đồng hành hỗ trợ, can thiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giúp NKT sớm hòa nhập cộng đồng.

Bà Nguyễn Ngọc Anh, Điều phối viên, quản lý điều hành CBM Việt Nam chia sẻ, tổ chức CBM (Đức) đã có mặt ở Việt Nam hàng chục năm nay với mục tiêu là tập trung vào việc hỗ trợ chăm điều trị bệnh mù loà và những người tàn tật về thể chất và khiếm thính. Với chiến lược và quy mô của CBM hỗ trợ cho Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2022) sẽ tiếp tục hỗ trợ đội ngũ cán bộ y tế trong trợ giúp NKT phục hồi chức năng, cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho người khuyết tật, cam kết lập ra các giải pháp để tháo gỡ những rào cản để "Không ai bị để lại phía sau"...

Bài, ảnh: Minh Trường

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quận Thuận Hóa:
Hướng dẫn cấp tài khoản định danh điện tử đối với cơ quan, tổ chức

Ngày 24/1, Công an quận Thuận Hóa tổ chức hội nghị tuyên truyền, hướng dẫn cấp tài khoản định danh điện tử đối với cơ quan, tổ chức; các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động các cơ sở ngành, nghề kinh doanh đầu tư có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn quận.

Hướng dẫn cấp tài khoản định danh điện tử đối với cơ quan, tổ chức

TIN MỚI

Return to top