ClockChủ Nhật, 22/11/2020 17:23

Trước khi nói chuyện di dời, vẫn phải sống và phát triển kinh tế

TTH.VN - Cồn Hến có ý nghĩa rất quan trọng trong tổng thể cảnh quan của TP. Huế. Vì thế, việc quy hoạch phải thận trọng. Thời gian qua, người dân sống khu vực này gặp rất nhiều khó khăn trước nỗi lo đi hay ở? Nếu đi bao giờ đi, còn nếu ở lại mong muốn được đảm bảo các thiết chế để an tâm cuộc sống.

Hẹn mùa bắp trổ bôngCông bố Quy hoạch chi tiết Khu dịch vụ du lịch cao cấp cồn HếnLỗ hổng nguy hiểm trên cầu Phú Lưu

Bí thư Thành uỷ Huế - Phan Thiên Định (thứ 2 từ phải vào) khảo sát thực tế khu vực cồn Huế

“Chưa biết khi nào di dời, nhưng hiện tại người dân vẫn phải sống. Câu chuyện vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, đường sá, trường học… phải được đảm bảo”, UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Huế - Phan Thiên Định nhấn mạnh như thế trong chuyến thăm, làm việc bà con sống trên khu vực cồn Huế (phường Vĩ Dạ, TP. Huế) trong sáng 22/11.

Mong được đầu tư các công trình thiết yếu

Trong một buổi sáng, ông Định cùng các cơ quan liên quan đã đi khảo sát thực tế vòng quanh khu vực cồn Hến và lắng nghe ý kiến của người dân, chính quyền địa phương.

Trao đổi với ông Định, nhiều người dân đặt câu hỏi câu chuyện đi hay ở trước những thông tin quy hoạch khu vực này để phát triển kinh tế, du lịch. Họ đề nghị, nếu chưa đi thì cần quan tâm, sửa chữa một số tuyến đường hư hỏng, trường học xuống cấp do ảnh hưởng của mưa bão, nâng cấp hệ thống thoát nước, đảm bảo vệ sinh môi trường, đầu tư thêm hệ thống điện chiếu sáng…

Ông Phạm Văn Bôn, Bí thư Chi bộ tổ 13 ở khu vực cồn Hến, phường Vĩ Dạ nói rằng, nhắc tới Huế người ta không chỉ nhắc đến sông Hương, núi Ngự mà người ta còn ưu ái nhớ về cồn Hến. Ai cũng biết rằng đây là địa danh du lịch, nổi tiếng với chè bắp, cơm hến nổi tiếng. Việc quy hoạch chưa biết bao mới triển khai, vì thế chính quyền và các cơ quan liên quan cần hỗ trợ người dân an tâm cuộc sống, phát triển kinh tế.

“Đây là vùng đất du lịch, khách ra vào thường xuyên. Vì thế, tu sửa đường, nâng cấp hệ thống thoát nước, bắt thêm đèn điện… không chỉ làm không gian ở đây trở nên đẹp hơn mà còn giúp bà con phát triển kinh tế”, ông Bôn chia sẻ.

Ông Phan Thiên Định hỏi thăm rất nhiều người dân sống, kinh doanh trên khu vực cồn Hến

Trong khi đó, ông Lê Đình Thuỵ, Tổ trưởng Tổ dân phố 12 ở khu vực cồn Hến bảo rằng, người dân ở đây rất vui khi cầu Phú Lưu nối cồn Hến với đường Nguyễn Sinh Cung được nâng cấp, đảm bảo an toàn, thuận tiện việc đi lại của người dân. Nhưng theo ông Thuỵ chừng đó vẫn chưa đủ. Tuyến đường chính Ưng Bình khu vực cồn Hến có nhiều đoạn thấp trũng, xuống cấp nặng, hễ có mưa lớn rất hay bị ngập, việc đi lại, học hành của các em gặp nhiều trắc trở…

Ngoài ra, nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn cồn Hến cũng hư hỏng, xuống cấp. “Nhà sinh hoạt cộng đồng không chỉ là nơi sinh hoạt, tổ chức các sự kiện cho bà con mà đó còn là nơi tránh trú bão. Bởi vậy, mong các ngành quan tâm, đầu tư ngôi nhà sinh hoạt cộng đồng thật sự kiên cố”, ông Thuỵ mong muốn.

Theo lãnh đạo phường Vĩ Dạ, khu vực cồn Hến có diện tích gần 24 ha, hiện có 3 tổ dân phố, hơn 1.000 hộ với trên 4.300 khẩu. Nhiều năm gần đây, hệ thống đường giao thông khu vực cồn Hến hư hỏng, nơi có hệ thống thoát nước thì xuống cấp, nơi thì chưa có. Nằm trong khu vực này có Trường tiểu học Phú Lưu gần đây cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa bão, phòng học xuống cấp, trang thiết bị dạy học hư hỏng…

Rà soát quy hoạch nhưng đảm bảo cuộc sống người dân

Ông Nguyễn Dũng, Bí thư Đảng uỷ phường Vĩ Dạ cho hay, nhiều người dân ở khu vực cồn Hến gặp rất nhiều khó khăn trước một số vướng mắc của quy hoạch khu du lịch ở đây. Người dân bao giờ cũng lo lắng, không biết khi nào mới được di dời giải toả trong khi nhà cửa xuống cấp nhưng không thể sửa chữa, không muốn đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì không thể thế chấp ngân hàng để lấy vốn buôn bán, không thể tách thửa cho con cái xây dựng nhà ở.

“Nhiều lần trong các cuộc họp cử tri hay các cuộc tiếp xúc ở tổ dân phố, nhân dân cồn Hến đã phản ánh về việc quy hoạch có thực hiện hay không? Nếu đi thì khi nào? Còn nếu không thực hiện thì bỏ quy hoạch để nhân dân được yên tâm ổn định cuộc sống”, ông Dũng trăn trở. Ngoài ra, ông cũng đề nghị, thời điểm hiện tại, UBND TP. Huế và các ban ngành cần đầu tư một số công trình hạ tầng cơ bản như người dân đã phản ánh để tạm thời ổn định cuộc sống.

Trong chuyến khảo sát thực tế ở cồn Hến, ông Phan Thiên Định đã thăm, tặng quà cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng do mưa bão vừa qua

Trước những trăn trở của người dân cồn Hến nói riêng và phường Vĩ Dạ nói chung, Bí thư Thành uỷ Huế Phan Thiên Định đồng cảm những gì được lắng nghe.

Ông Định tâm sự, cồn Hến là vùng đất an bình, thơ mộng, người dân thân thiện, dễ mến. Trước khi nói chuyện di dời, người dân vẫn phải sống và phát triển kinh tế thông qua du lịch. Do vậy phải ưu tiên đảm bảo vệ sinh môi trường và trật tự đô thị cho khu vực cồn Hến.

Trước những trăn trở, kiến nghị của bà con, Bí thư Thành uỷ Huế cho biết, sẽ đề nghị UBND TP. Huế song song với việc rà soát quy hoạch như chỉ đạo của UBND tỉnh cần ưu tiên đảm bảo những nhu cầu cần thiết cho bà con. Ông lưu ý, trong quá trình nâng cấp, sửa chữa có thể nghiên cứu làm mặt đường bằng bê tông cho cầu Phú Lưu không. Ngoài ra, có phương án màu sơn sao cho phù hợp, tạo được điểm nhấn, nét riêng dẫn vào khu vực cồn Hến. Cùng với đó, rà soát, chỉnh trang lại hệ thống hàng rào của các nhà dân, dù chưa có sự tươm tất nhưng cũng ngăn nắp, sạch sẽ và ít nhiều tạo được thiện cảm cho du khách.

Ngoài ra, chính quyền địa phương cần nghiên cứu, tính toán thời vụ để khai thác, phát triển đất nông nghiệp khu vực cồn Hến hiệu quả. Cần thiết sẽ nhờ hỗ trợ, tư vấn quy hoạch trồng cây gì để giúp bà con tạo ra được sản phẩm có thương hiệu, góp phần tăng trưởng kinh tế. 

Liên quan đến nhà sinh hoạt cộng đồng xuống cấp, ông Phan Thiên Định yêu cầu, trước mắt sẽ chỉnh trang lại Trường tiểu học Phú Lưu, đảm bảo việc học cho con em trong vùng cũng như kết hợp làm nơi sinh hoạt cho bà con. Về lâu dài, UBND TP. Huế cũng cần xem xét xây dựng một điểm tránh trú mưa bão kiên cố nơi đây.

Ngoài ra, các kiến nghị còn lại của bà con cồn Hến cũng như chính quyền địa phương, ông Định ưu cầu các đơn vị liên quan phải nắm cụ thể và có tham mưu để giải quyết rốt ráo trong thời gian tới. Dịp này, Bí thư Thành uỷ Huế cũng đã thăm, tặng quà, động viên các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, cơ sở tôn giáo đóng trên địa bàn cồn Hến sau những ảnh hưởng nặng nề do bão lụt triền miên.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”

Với “mác” giả mạo là các công ty chăm sóc sức khỏe (CSSK), những kẻ lừa đảo đưa ra lý do mời những người lớn tuổi đi du lịch ở những địa điểm nghỉ dưỡng với giá “0 đồng” để tri ân; mục đích lừa bán những sản phẩm CSSK, ngừa đột quỵ... với giá “trên trời”.

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”
Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

TIN MỚI

Return to top