ClockThứ Sáu, 03/04/2020 10:29

Trợ lực cho người dân

TTH - “Có đúng Chính phủ hỗ trợ cho người nghèo, người mất việc do ảnh hưởng dịch COVID-19 không?”, “khi nào thì nhận được tiền?”, “người mất việc nhận được bao nhiêu tiền?”… là câu hỏi tôi nhận được từ những người thân, ngay sau thông tin Thủ tướng Chính phủ thống nhất với nội dung dự thảo Nghị quyết của Chính phủ hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, trong phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 1/4 vừa qua.

Doanh nghiệp thời COVID-19: Bài toán về sự thích nghiThành phố Huế triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ người dân phòng dịch COVID-19

Tôi xác tín thông tin và giải thích phải đợi các bộ ngành chức năng hoàn thiện dự thảo nghị quyết, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành mới triển khai thực hiện. Có người được hỗ trợ ít, có người được hỗ trợ nhiều và cả những người chưa đúng đối tượng được hưởng, khi nghe tôi giải thích ai cũng hồ hởi. Bởi, đây là gói hỗ trợ chưa có tiền lệ lên đến hơn 61 nghìn tỷ đồng, với khoảng 20 triệu đối tượng được thụ hưởng, không chỉ giúp người dân giảm bớt khó khăn về kinh tế mà còn thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong cuộc chiến ngăn chặn đại dịch COVID-19.

Đại dịch COVID- 19 như một trận siêu bão quét trên phạm vi toàn cầu, tác động đến mọi mặt kinh tế- xã hội, đời sống của rất nhiều quốc gia. Khi dịch COVID-19 mới bùng phát ở Trung Quốc, những người bị tác động đầu tiên là nông dân, doanh nghiệp vận tải bởi hàng nông sản ùn ứ ở cửa khẩu, không tiêu thụ được; các doanh nghiệp thiếu nguyên liệu sản xuất do nguồn hàng nhập từ Trung Quốc bị ngưng trệ. Các giáo viên mần non ngoài công lập nghỉ không lương... Khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, lan rộng sang Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Hoa Kỳ... thì tác động của nó đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng khốc liệt hơn, nhiều đối tượng bị ảnh hưởng hơn. Đặc biệt, từ ngày 1/4, khi Chính phủ thực hiện cách ly xã hội nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, đảm bảo an toàn cho người dân, số đối tượng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 cũng mở rộng, tăng rất nhiều so với trước đó.

Chung tay cùng Chính phủ ngăn chặn đại dịch, rất nhiều tấm lòng, hành động thiết thực, hình ảnh đẹp được nhân rộng toàn xã hội, thể hiện tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết “lá lành đùm lá rách”, sự tương thân tương ái, quyết tâm, đồng lòng của cả dân tộc.

Một chính sách an sinh có diện bao phủ rộng, kịp thời của Chính phủ lúc này sẽ là nguồn động viên to lớn, giúp người dân chung sức, chung lòng, nỗ lực vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, điều quan trọng là làm sao để nguồn hỗ trợ đến đúng đối tượng và nhanh nhất. Trách nhiệm này thuộc về chính quyền cơ sở, nơi gần dân, sát dân nhất, cùng với sự giám sát của hệ thống chính trị, cộng đồng.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để Nghị định 168 đi vào cuộc sống - Bài 1: Ý thức tham gia giao thông của người dân tốt hơn

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ (NĐ168) quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông (ATGT) trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (GPLX) có hiệu lực, tạo chuyển biến trong nhận thức của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số ý kiến trái chiều, thậm chí là luận điệu xuyên tạc xung quanh nghị định này.

Để Nghị định 168 đi vào cuộc sống - Bài 1 Ý thức tham gia giao thông của người dân tốt hơn
Xuân mới trên non cao

Mùa xuân đầu tiên thoát khỏi huyện nghèo, người dân A Lưới phấn khởi hòa mình tham gia các hoạt động lễ hội trong tình đoàn kết, sẻ chia. Cùng với giữ gìn các giá trị văn hóa bản sắc, chính quyền địa phương đang nỗ lực thực hiện mục tiêu giảm số lượng hộ nghèo, phát triển các mô hình sinh kế, nâng cao đời sống dân sinh.

Xuân mới trên non cao

TIN MỚI

Return to top