ClockThứ Tư, 28/12/2022 09:45

Thủ tướng yêu cầu chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3/2023

Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp với các ban, bộ, ngành có liên quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Nhiều chuyển biến trong chống khai thác IUUKhắc phục 'thẻ vàng' IUU: Cần nỗ lực hơn nữa từ cộng đồng nghề cáNỗ lực để thực hiện tốt hơn chống khai thác IUU

Lực lượng Cảnh sát biển tăng cường tuần tra, kiểm soát trên biển phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 393/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Thông báo nêu rõ: Kết quả chống khai thác IUU sau 5 năm bị EC cảnh báo "Thẻ vàng" đã có sự tiến bộ, được phía EC ghi nhận. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu, nếu không khắc phục sớm thì không những không gỡ được cảnh báo "Thẻ vàng" mà nguy cơ còn diễn biến phức tạp. Các ban, bộ, ngành, địa phương có liên quan cần xác định rõ nhiệm vụ gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" không phải chỉ để đối phó với EC mà vì mục tiêu phát triển ngành thủy sản Việt Nam bền vững, đảm bảo lợi ích của người dân, của quốc gia, nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước trên trường quốc tế, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong thực hiện các cam kết, điều ước quốc tế trong bảo vệ môi trường biển, hệ sinh thái biển bền vững.

Vì vậy, các ban, bộ, ngành, địa phương có liên quan; đặc biệt là cấp xã/phường/thị trấn phải nhất quán tư tưởng, quan điểm trong thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU, vừa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật vừa đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ người dân để cùng thực hiện có kết quả mục tiêu chung gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" của EC.

Cụ thể, các bộ ngành, địa phương phải huy động hệ thống chính trị vào cuộc theo chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; xác định rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân được giao trách nhiệm; kịp thời động viên, khen thưởng và kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm các trường hợp không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao và đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời.

Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật thủy sản (lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS), cấp giấy phép khai thác thủy sản…), đồng thời kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ những khó khăn, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn.

Nắm rõ tâm tư, nguyện vọng và tình hình thực tế đời sống, sinh kế của người dân để từ đó đề ra các giải pháp căn cơ tạo sinh kế, công ăn việc làm bền vững cho người dân, chuyển đổi nghề giảm thiểu phụ thuộc vào nghề khai thác thủy sản; tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ pháp luật, không vi phạm khai thác IUU.

Thực thi pháp luật phải triển khai đồng bộ, thống nhất và phối hợp chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, giữa các tỉnh, huyện, xã, phường và lực lượng chức năng liên quan; tuyên truyền vận động để người dân tuân thủ pháp luật, đảm bảo nguyên tắc thượng tôn pháp luật, kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm, đặc biệt phải xử lý hình sự đối với các hành vi có tổ chức để môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Thủ tướng yêu cầu các ban, bộ, ngành, địa phương có liên quan và các Hội, Hiệp hội, doanh nghiệp thủy sản phải nghĩ thật, nói thật, làm thật, có kết quả thật, không quan liêu, hình thức, tập trung hành động quyết liệt, thực hiện có kết quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về IUU) khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động 180 ngày thực hiện chống khai thác IUU theo khuyến nghị của EC đến tháng 5 năm 2023, trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành; tổ chức các Đoàn công tác liên ngành đôn đốc, kiểm tra tình hình triển khai các quy định chống khai thác IUU tại các địa phương, kịp thời hướng dẫn khắc phục các tồn tại, hạn chế; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU kết quả thực hiện.

Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp với các ban, bộ, ngành có liên quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Bộ Công an điều tra, xử lý dứt điểm các hành vi môi giới, móc nối, tổ chức đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài và các hành vi môi giới chuộc tàu cá, ngư dân bị nước ngoài bắt giữ về nước trái phép.

Bộ Ngoại giao thực hiện công tác bảo hộ ngư dân về nước; kịp thời, kiên quyết đấu tranh các vụ việc nước ngoài bắt giữ, xử lý trái phép tàu cá, ngư dân ta; chủ trì đàm phán, sớm hoàn thành việc phân định khu vực vùng biển giáp ranh, chồng lấn, chưa phân định giữa Việt Nam và các nước; trước mắt tham mưu, đề xuất ranh giới cho phép tàu cá hoạt động khai thác hải sản tại các khu vực này.

Đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ của các bên có liên quan, tăng cường vận động, đấu tranh với phía EC để xem xét, chia sẻ cùng đồng hành, hỗ trợ giải pháp chống khai thác IUU trong bối cảnh ngành khai thác thủy sản của Việt Nam đang chuyển đổi từ nghề cá truyền thống, quy mô nhỏ sang nghề cá hiện đại, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành và địa phương định hướng thông tin tuyên truyền, chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở tăng thời lượng, chất lượng thông tin, tuyên truyền về nỗ lực phòng, chống khai thác IUU của Việt Nam; thông tin, tuyên truyền các tổ chức, cá nhân điển hình trong phòng, chống khai thác IUU.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư ưu tiên bố trí, phân bổ đủ nguồn vốn cho các ban, bộ, ngành và địa phương để đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nghề cá, các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, triển khai các cơ chế chính sách hỗ trợ ngư dân.

Bộ Tài chính có giải pháp hiệu quả để kiểm soát sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam; ưu tiên bố trí đủ kinh phí cho các ban, bộ, ngành có liên quan và địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU.

Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ban, bộ, ngành và địa phương có liên quan đảm bảo các giải pháp công nghệ, kỹ thuật đối với hệ thống giám sát tàu cá, thiết bị giám sát hành trình tàu cá của các đơn vị cung cấp thiết bị hoạt động thông suốt, ổn định theo quy định.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo chống khai thác IUU; tổ chức kiểm điểm trách nhiệm các đơn vị, cá nhân không thực hiện đầy đủ chức trách nhiệm vụ trong công tác chống khai thác IUU.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ pháp luật về chống khai thác IUU; tăng cường công tác quản lý tàu cá, xử lý nghiêm các tàu cá vi phạm quy định về chống khai thác IUU; tăng cường, nâng cao công tác xác nhận, chứng nhận, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác.

Ưu tiên bố trí đủ nguồn lực (nhân lực, kinh phí, trang thiết bị) cho công tác quản lý, chống khai thác IUU tại địa phương; phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong theo dõi, kiểm soát và xử lý tàu cá vi phạm chống khai thác IUU; tăng cường thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý đảm bảo hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản khai thác không vi phạm quy định chống khai thác IUU.

Thành lập kiểm ngư địa phương theo quy định của Luật Thủy sản 2017 và các quy định pháp luật liên quan…

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải

Lái xe chưa được tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT); chưa cam kết về việc chạy xe đúng tốc độ quy định; công ty không cấp thẻ nhận dạng cho lái xe… Đó là những hành vi vi phạm được lực lượng nghiệp vụ của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra đối với các công ty, doanh nghiệp (DN) kinh doanh vận tải (KDVT) trên địa bàn tỉnh.

Phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải
Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

TIN MỚI

Return to top