ClockThứ Tư, 29/05/2024 10:26

Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước

Ngày 29/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024 và nhiều nội dung quan trọng khác.

Thêm cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp đối với người có tài năng xuất sắcKỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc thêm các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộcNgày 25/5, Quốc hội thảo luận về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết 43

Quang cảnh phiên họp sáng 29/5. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN 

Điều hành phiên họp sáng 29/5, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, theo chương trình, Quốc hội thảo luận ở hội trường về ba nội dung: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2024. Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và thảo luận về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Phiên thảo luận được phát thanh và truyền hình trực tiếp trên Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Truyền hình Quốc hội để nhân dân và cử tri theo dõi.

Dự khán phiên họp Quốc hội hôm nay và ngày mai (30/5), có 58 đại biểu là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, lãnh đạo các Ban của Hội đồng nhân dân của 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

“Các nội dung nêu trên đã được Quốc hội thảo luận tại tổ với 163 lượt ý kiến phát biểu. Các ý kiến thảo luận đã được Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, các cơ quan liên quan để nghiên cứu, tiếp thu. Thời gian thảo luận tại hội trường về nội dung trên là một ngày”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh.

Đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận các nội dung nêu trên trong Tờ trình của Chính phủ và các Báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, trong đó cần lưu ý các giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế; kiểm soát lạm phát, tỷ giá và các mặt hàng thiết yếu để ổn định đời sống nhân dân và sản xuất kinh doanh. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm.

Đồng thời, lưu ý về các giải pháp: Cải thiện thị trường tiền tệ, trái phiếu, bất động sản, chứng khoán, khôi phục sản xuất kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp, tạo việc làm, giảm thất nghiệp, tháo gỡ các điểm nghẽn hiện nay về tăng năng suất lao động, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với nợ xấu, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Khắc phục các hạn chế trong phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, quản lý điều hành thu, chi ngân sách nhà nước, đảm bảo cân đối ngân sách, an ninh tài chính ngân sách quốc gia; khắc phục những hạn chế, bất cập về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước nêu trong Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra và ý kiến cử tri, nhân dân phản ánh đến các đại biểu Quốc hội và Quốc hội.

Về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị các đại biểu cho ý kiến về kết quả đạt được; các bất cập, hạn chế, nguyên nhân và các giải pháp để thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới và đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm, kiệm, chống lãng phí.

Cho biết hiện đã có 152 đại biểu đăng ký thảo luận, Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Hải đề nghị mỗi đại biểu phát biểu không quá 5 phút, tranh luận không quá 2 phút, đi thẳng vào vấn đề, tránh trùng lặp. Đoàn Chủ tịch sẽ mời phát biểu theo thứ tự đăng ký. Trường hợp nhiều đại biểu đăng ký, Đoàn Chủ tịch sẽ sắp xếp theo thứ tự và thời gian hợp lý.

“Quá trình điều hành Đoàn Chủ tịch sẽ mời các Bộ trưởng, Trưởng ngành giải trình, làm rõ các vấn đề mà đại biểu Quốc hội nêu”, Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Hải nêu rõ.

Theo baotintuc.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TIN MỚI

Return to top