ClockThứ Hai, 14/02/2022 14:32

Phát huy cao nhất nguồn lực đất đai, bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và doanh nghiệp

Ngày 14/2, tại trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, tổ chức Hội nghị lần thứ 4.

Phát huy nguồn lực tài nguyên và môi trường để phát triển bền vữngPhấn đấu tăng thu ngân sách“Đoàn kết - dân chủ - kỷ cương” là tiền đề để sáng tạo, phát triểnKhai thác triệt để nguồn lực, tạo bước đột phá mới, đưa Thừa Thiên Huế phát triển vững chắcKhai thác hiệu quả nguồn lực đất đaiĐại biểu Quốc hội: Chất lượng quy hoạch đất đai đô thị còn thấp, tính dự báo chưa caoĐất vàng giờ thật sự là vàng

Với các vấn đề còn ý kiến khác nhau, Thủ tướng nêu rõ phải bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, khuyến khích và lắng nghe các ý kiến phản biện từ nhiều góc cạnh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW; đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì Hội nghị.

Dự Hội nghị có các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo, đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Thời gian qua, thực hiện ý kiến của Bộ Chính trị, Thường trực Ban Chỉ đạo đã tổ chức khảo sát, làm việc, lấy ý kiến với các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương.

Tại Hội nghị, Thường trực Ban Chỉ đạo báo cáo cụ thể những nội dung đã làm được, những nội dung chưa làm được, những vấn đề cần xin ý kiến Ban Chỉ đạo. Các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề còn có ý kiến khác nhau, những quan điểm, mục tiêu mới, các quan điểm tiếp tục đổi mới thể chế, chính sách quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn tới, phát huy nguồn lực từ đất đai tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, thể hiện chính kiến, sát thực tế tại Hội nghị. Các ý kiến đều đánh giá cao công tác chuẩn bị tài liệu cho Hội nghị của Thường trực Ban Chỉ đạo và Tổ biên tập; việc triển khai các nhiệm vụ thời gian qua của Thường trực Ban Chỉ đạo rất tổng thể, toàn diện, bài bản với việc tổ chức các hội thảo, tham khảo ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, trên quan điểm bám sát Nghị quyết 19-NQ/TW, kết hợp với việc tổng kết thực hiện Luật Đất đai, bám sát tình hình, rút ra những mặt được, chưa được, nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, đưa ra mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp, việc tổ chức thực hiện thời gian tới.

Đất đai là vấn đề rất phức tạp, nhạy cảm được sự quan tâm của toàn xã hội, liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội, mọi người dân, Thủ tướng yêu cầu việc tổng kết cần tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là Cương lĩnh của Đảng và Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đồng thời giải quyết được các vấn đề có tính chất cụ thể, ngắn hạn trong từng giai đoạn, giải phóng tối đa, khai thác, phát huy cao nhất nguồn lực đất đai phục vụ phát triển đất nước, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, nhất là góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Thủ tướng nhấn mạnh một số nguyên tắc rất cơ bản là việc sửa đổi Luật Đất đai bảo đảm đồng bộ với các luật có liên quan; phù hợp với thể chế chính trị của Việt Nam. Việc điều chỉnh các quan hệ đất đai phải coi trọng hơn nữa vai trò của thị trường. Các chính sách được ban hành không thể bao phủ toàn bộ các góc cạnh của cuộc sống nhưng cần tháo gỡ được các khó khăn, ách tắc trong thực tế cả về thể chế và khâu tổ chức thực hiện; tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý đất đai theo hướng ai làm tốt hơn thì giao nhiệm vụ, cá thể hóa trách nhiệm, phân bổ nguồn lực hợp lý, nâng cao năng lực thực thi của các cấp và đội ngũ cán bộ, tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và danh nghiệp…

Với các vấn đề còn ý kiến khác nhau, Thủ tướng nêu rõ phải bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, khuyến khích và lắng nghe các ý kiến phản biện từ nhiều góc cạnh. Những vấn đề đã "chín", đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện; những vấn đề có lý, có tình nhưng chưa có sự đồng thuận cao, chưa có quy định hoặc vượt quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Với những vướng mắc về thể chế, cần nêu rõ vướng mắc ở đâu, chủ thể nào, đối tượng nào bị ảnh hưởng nhiều nhất, khi đưa ra chính sách mới cần cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, đánh giá tác động hết sức chặt chẽ, toàn diện, bảo đảm chính sách đi vào cuộc sống, thực hiện có hiệu quả.

Thủ tướng lưu ý một số vấn đề như phân định rõ hơn vai trò của Nhà nước khi đại diện chủ sở hữu và khi thực hiện vai trò quản lý nhà nước. Quy hoạch sử dụng đất phải có tầm nhìn dài hạn, đột phá, ổn định nhưng linh hoạt, mang tính tổng thể, toàn diện, liên thông. Việc thu hồi đất, bồi thường, tái định cư phải bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, bảo đảm cuộc sống người dân phải tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, năm sau tốt hơn năm trước…

Về các nhiệm vụ tiếp theo, Thủ tướng yêu cầu Thường trực Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ Biên tập và các cơ quan có liên quan khẩn trương tiếp thu tối đa các ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo, các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học, chắt lọc, thống nhất để hoàn thiện  các báo cáo, dự thảo, trình cấp có thẩm quyền trong thời gian sớm nhất bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng

Năm 2024 chứng kiến bước thụt lùi của các mục tiêu tiếp cận năng lượng. Báo cáo Theo dõi SDG7 (Mục tiêu Phát triển bền vững thứ 7 về phát triển năng lượng sạch với chi phí hợp lý) cho thấy, lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, khả năng tiếp cận điện không theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số.

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng

TIN MỚI

Return to top