ClockChủ Nhật, 20/09/2020 11:22

Nghiên cứu trồng hệ thống cây xanh công cộng bền vững

TTH.VN - Sáng 20/9, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ có chuyến kiểm tra công tác ra quân thực hiện Ngày Chủ nhật xanh tổng vệ sinh khắc phục hậu quả của cơn bão số 5 tại TP. Huế.

Người dân tiếp sức cho các lực lượng khắc phục hậu quả bão số 5Người dân hỗ trợ dọn dẹp cây xanh gãy đổĐảm bảo an ninh nước trong mưa bãoĐâu cần có bộ độiHuy động tổng lực khắc phục sự cố lưới điện do bão số 5Tìm hướng hỗ trợ người dân tiêu thụ cao su bị gãy đổ do bão số 5Khắc phục hậu quả để không ảnh hưởng đến việc đón khách tham quanPhong Điền: Người trồng cao su gặp khó sau bãoSớm đưa các hoạt động trở lại bình thường

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu cần có những đánh giá thấu đáo và mời giới chuyên môn để phát triển hệ thống cây xanh công cộng bền vững 

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ ghi nhận, đánh giá cao sự vào cuộc sớm, chủ động của các lực lượng, nhất là lực lượng vũ trang, Trung tâm Công viên cây xanh TP. Huế và sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội trong việc khắc phục hậu quả của bão. “Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc khắc phục hậu quả của bão số 5 là đáng ghi nhận và cần được thực hiện bền bỉ, liên tục để sớm trở lại trạng thái bình thường, vì một môi trường xanh - sạch - sáng của Huế vốn có", Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ lưu ý.

Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, sau cơn bão số 5 là cơ hội để TP. Huế chỉnh trang hệ thống cây xanh công cộng. Những thiệt hại về cây xanh có những lý do khách quan và chủ quan, là bài học quý giá để chúng ta đánh giá lại công tác quản lý và bảo vệ cây xanh trong thời gian qua, từ đó có những phương án phù hợp, những loại cây phù hợp đối với khí hậu và cảnh quan của Huế để trồng thay thế. Một số loại cây không phù hợp tại một tuyến đường cần sớm được thay thế.

Yêu cầu lãnh đạo TP. Huế, Trung tâm Công viên cây xanh TP. Huế và giới chuyên môn cần có đánh giá thấu đáo, nghiên cứu chọn trồng các loại cây trong hệ thống cây xanh công cộng theo hướng bền vững, chống chịu được với gió bão. Trước mắt, khẩn trương kiểm tra, khắc phục hệ thống cây xanh, đối với những cây bật gốc thì kiên quyết loại bỏ, thay thế mới; đối với cây gãy đổ, có giải pháp cắt tỉa, gia cố để cây phát triển. Trung tâm Công viên cây xanh tập trung kiểm tra khả năng đảm bảo an toàn của cây xanh nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp cây xanh có nguy cơ gây nguy hiểm.

UBND TP. Huế và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, kiểm tra tình trạng sinh trưởng, phát triển của toàn bộ các cây xanh đang được phân cấp quản lý và kể cả cây xanh nằm trong các khu vực công cộng khác của địa phương như: cơ quan, công sở, trường học, bệnh viện… Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị để được hướng dẫn về quy trình kỹ thuật, đặc biệt chú ý công tác gia cố cọc chống, cắt tỉa tán cây đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để cây không bị nghiêng ngả, gãy, đổ khi có gió lớn.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh, giải pháp dài hạn là huy động sự góp sức của giới chuyên môn, khoa học trong vấn đề bảo tồn, phát triển hệ thống cây xanh đô thị. Trong đó, các hội thảo chuyên đề về cây xanh đô thị là một kênh hiệu quả để các nhà quản lý tham vấn ý kiến từ các chuyên gia làm cơ sở đề ra chính sách, đường hướng bảo vệ và phát triển mảng xanh đô thị.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

TIN MỚI

Return to top