ClockThứ Sáu, 26/07/2019 11:24
Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

TTH.VN - Sáng 26/7, Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử lần thứ 16 năm 2019 với chủ đề Phát triển cổng dịch vụ công quốc gia và hệ thống thông tin một cửa điện tử góp phần nâng cao khả năng phục vụ người dân và doanh nghiệp (DN) khai mạc tại TP. Huế.

Kế hoạch hoạt động của UBQG về Chính phủ điện tử 6 tháng cuối năm 2019Đưa công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế quan trọngChủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng chính quyền điện tửThủ tướng quyết tâm làm cho được Chính phủ điện tửThủ tướng: Việt Nam sẽ tạo bứt phá về Chính phủ điện tử trong năm 2019

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu khai mạc hội thảo

Tham dự có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng; Tổng giám đốc Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG Lê Thanh Tâm. Về phía tỉnh có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ; nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư, chuyên gia về CNTT trong nước và quốc tế.

Nhiều kinh nghiệm từ Thừa Thiên Huế

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, nhiều năm qua, với sự quan tâm định hướng vai trò CNTT của Chính phủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước phục vụ, lấy người dân, DN là trung tâm, cùng với sự vào cuộc tích cực của các tỉnh, thành phố đã góp phần tích cực trong thay đổi tư duy, phương thức điều hành, nâng cao minh bạch, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, rào cản trong việc phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) cũng như xây dựng đô thị thông minh (ĐTTM) trong giai đoạn hiện nay.

Toàn cảnh hội thảo

Hội thảo nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động, phục vụ phát triển CPĐT với quan điểm: bảo đảm gắn kết chặt chẽ, đồng bộ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc, đổi mới phương thức phục vụ, lấy người dân, DN làm trung tâm, lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong phát triển CPĐT. 

Tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua đã triển khai một bước chuyển đổi quan trọng đó là phát triển dịch vụ ĐTTM. Với thời gian rất ngắn, mô hình này đã phát huy hiệu quả, qua đó thúc đẩy, điều chỉnh ngược trở lại việc hoàn thiện quá trình xây dựng Chính quyền điện tử tại địa phương từ nền tảng công nghệ và tư duy mới.

“Tôi hy vọng qua hội thảo này có thể chia sẻ những kinh nghiệm Thừa Thiên Huế đạt được cũng như mong muốn thông qua hội thảo nhận được nhiều góp ý của các chuyên gia để sớm hoàn thiện mô hình dịch vụ ĐTTM của địa phương” - Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chia sẻ.

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại hội thảo

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định, việc triển khai Chính phủ điện tử (CPĐT) là xu hướng tất yếu, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của Chính phủ, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế. Đảng, Nhà nước luôn coi việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)  trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, xác định đây là động lực góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới tạo khả năng đi tắt, đón đầu, thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả quan trọng, trở thành nền tảng cho việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử. Đến nay, các cơ quan Nhà nước đã cung cấp nhiều dịch vụ công trực tuyến thiết yếu cho DN và người dân, một số bộ, ngành đã xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng. Tại một số địa phương, hệ thống thông tin một cửa điện tử được đưa vào vận hành, dần nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm của đội ngũ công chức.

Nhằm tạo bước phát triển đột phá trong việc phát triển CPĐT góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân và DN, tạo đà phát triển cho nền kinh tế, gia tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 17 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển CPĐT giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025. Với quan điểm, đổi mới phương thức phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong phát triển CPĐT; bảo đảm gắn kết chặt chẽ, đồng bộ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc, xác định ứng dụng CNTT là công cụ hữu hiệu hỗ trợ, thúc đẩy cải cách hành chính. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trao đổi với các đại biểu bên hành lang hội thảo

Chính phủ xác định mục tiêu hướng tới là hoàn thiện nền tảng CPĐT nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, DN; phát triển CPĐT dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng; nâng xếp hạng CPĐT theo đánh giá của Liên hợp quốc tăng từ 10 đến 15 bậc năm 2020, đưa Việt Nam vào nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng CPĐT theo đánh giá của Liên Hiệp quốc đến năm 2025.

Hội thảo CPĐT năm 2019 chính là bàn về những giải pháp có thể trợ giúp đắc lực trong việc thực hiện một phần nhiệm vụ Chính phủ đã đề ra - Thiết lập các hệ thống ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp và phục vụ quản lý điều hành của Chính phủ. 

Thay mặt Lãnh đạo Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ghi nhận những nỗ lực trong công tác xây dựng nội dung và tổ chức hội thảo. Tin tưởng rằng, những bài học kinh nghiệm, mô hình hoạt động và cả những giải pháp được giới thiệu trong sự kiện hôm nay sẽ là những thông tin giá trị cho những người chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển, vận hành nền tảng chính phủ điện tử tại Việt Nam.

Phiên báo cáo chính sáng nay tập trung giới thiệu lộ trình phát triển, yêu cầu chi tiết mà Chính phủ đặt ra cho các cơ quan, DN chịu trách nhiệm phát triển Cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia và Hệ thống thông tin một cửa điện tử. Các chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật, thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ cho thuê hạ tầng công nghệ đã cập nhật các thông tin liên quan đến sự phát triển và những gì lĩnh vực của mình có thể đóng góp cho nhiệm vụ phát triển CPĐT tử nói chung.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao

Sáng 21/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức hội thảo tổng kết khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn 2019-2024 và xây dựng chiến lược phát triển nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và các nhà khoa học, lãnh đạo Trường đại học Y - Dược, ĐHH.

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao

TIN MỚI

Return to top