ClockThứ Năm, 04/07/2019 11:30

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt

TTH.VN - Sáng 4/7, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6 trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội sau nửa chặng đường của năm “bứt phá” 2019 và thảo luận các biện pháp trong thời gian tới.

Thủ tướng chỉ thị xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH và Dự toán NSNN năm 2020Cần có khát vọng, hoài bão và ý tưởng mới trong phát triển kinh tế - xã hộiXây dựng Chính phủ điện tử là ưu tiên hàng đầu của Việt NamThủ tướng: Ngành tài nguyên và môi trường sẽ bứt phá thế nào?Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2019Năm 2019, thực hiện phương châm 12 chữ của Chính phủKết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòngThủ tướng ‘đặt hàng’ tìm động lực tăng trưởng mới

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Chinhphu.vn

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung cùng đại diện các sở, ban, ngành, địa phương tham dự.

Bứt phá và toàn diện

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, có thể vui mừng đánh giá kinh tế, thương mại, đầu tư cũng như các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đạt kết quả quan trọng, toàn diện.

Nhấn mạnh Chính phủ đã nỗ lực không ngừng nghỉ trong chỉ đạo điều hành suốt 6 tháng qua, Thủ tướng nêu rõ chúng ta đã và đang làm được rất nhiều việc: Xây dựng kịch bản tăng trưởng, phương án điều hành hằng tháng, hằng quý; tập trung tháo gỡ khó khăn, giải quyết vướng mắc để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; tổ chức nhiều hội nghị toàn quốc về hội nhập quốc tế; thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, chế biến nông sản, phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển du lịch, kinh tế tư nhân, doanh nghiệp công nghệ, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử…

Về kết quả 6 tháng đầu năm 2019, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt. Tăng trưởng GDP, thu ngân sách, đầu tư, thương mại, xuất nhập khẩu, phát triển doanh nghiệp đều đạt khá.

“Việc chúng ta đạt được tốc độ tăng trưởng GDP 6,76% là rất tốt vì trên nền tăng trưởng cùng kỳ 2018 đã đạt ở mức cao. Mức này cao hơn cùng kỳ giai đoạn 2011-2017”, Thủ tướng đánh giá cao ngành nông nghiệp nỗ lực vượt khó, đạt mức tăng trưởng 2,39%. Đặc biệt, thủy sản tăng đến 6,45%, cao nhất trong 9 năm trở lại đây; gia cầm tăng 7%, đã bù đắp một phần thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi. Tổng cầu tiếp tục tăng mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,5%, cao nhất trong 3 năm qua…

Thủ tướng mong muốn các “tư lệnh ngành”, lãnh đạo các địa phương đề cập nhiều hơn, tập trung hơn vào những tồn tại, hạn chế, yếu kém và khó khăn, thách thức mà đất nước, từng bộ, ngành, địa phương phải đối mặt. Trên cơ sở đó, cùng bàn kỹ để đưa ra đối sách, giải pháp xử lý nhanh, hiệu quả, kiên quyết không để vướng mắc kéo dài, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Thủ tướng hoan nghênh nhiều đồng chí bí thư, chủ tịch địa phương đã rất sát sao, chủ động, nắm chắc tình hình, chỉ đạo xử lý kịp thời, hiệu quả nhiều vấn đề thực tiễn phát sinh cũng như nhiều mô hình tốt xuất hiện ở địa phương. Vì vậy, cần nhân rộng kinh nghiệm quý, cách làm hay từ thực tiễn để làm tốt hơn trên phạm vi cả nước.

Thủ tướng quán triệt tinh thần phấn đấu hoàn thành toàn diện, vượt mức các chỉ tiêu mà Trung ương và Quốc hội đã giao trên tinh thần bứt phá và toàn diện. “Tinh thần ấy vẫn được quán triệt tại phiên họp này trong thảo luận và trong hành động của tất cả các bộ, các cơ quan, không ai bàn lùi mà phải bàn tiến để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra”.

Trên tinh thần ấy, Thủ tướng lưu ý bối cảnh quốc tế, khu vực hiện nay rất phức tạp, dự báo tiếp tục diễn biến khó lường, yêu cầu đặt ra với tất cả các bộ, ngành, địa phương là cần phải linh hoạt ứng phó, có đối sách kịp thời, không được chủ quan, phải xác định rõ những nhiệm vụ, những giải pháp trọng tâm đối với từng bộ, ngành, địa phương trên tinh thần phân cấp mạnh mẽ hơn, đề cao hơn nữa trách nhiệm người đứng đầu, chủ động, linh hoạt hơn trong chỉ đạo điều hành, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân.

UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung chủ trì tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

GDP 6 tháng ước đạt 6,76%

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm ước đạt 6,76%, tuy thấp hơn mức tăng của 6 tháng đầu năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của 6 tháng các năm từ 2011-2017, trong bối cảnh 70% các nền kinh tế trên thế giới, trong đó hầu hết các nền kinh tế phát triển đều rơi vào tình trạng tăng trưởng chậm lại.

Đáng chú ý, ngành nông nghiệp gặp khó khăn do dịch tả lợn châu Phi lây lan trên diện rộng nên chỉ tăng 1,3%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 3,07% của 6 tháng năm 2018, đóng góp 0,17 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Điểm sáng của khu vực này là ngành thủy sản tăng trưởng khá ở mức 6,45% do nhu cầu thị trường tiêu thụ tăng cao và là mức tăng trưởng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 9 năm trở lại đây. Xuất khẩu rau củ quả lần đầu tiên đạt mức hàng tỷ USD phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, bù đắp thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi gây ra.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2019 giảm 0,09% so với tháng trước và CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2019 tăng 2,64% so với bình quân cùng kỳ năm 2018. Lạm phát cơ bản tháng 6/2019 tăng 0,16% so với tháng trước.

Giải ngân vốn FDI 6 tháng đầu năm ước đạt 9,1 tỷ USD, tăng gần 8% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, lượng khách quốc tế đến nước ta đều tăng.

Số liệu cập nhật ngày 2/7/2019 của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu đạt 122,4 tỷ USD, nhập khẩu 120,8 tỷ USD, xuất siêu 1,6 tỷ USD.

6 tháng đầu năm 2019, cả nước có gần 67.000 doanh nghiệp được thành lập mới, tăng 3,8% về số doanh nghiệp và tăng 32,5% về số vốn đăng ký.

Có 21.617 doanh nghiệp doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm 2018…

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nổi bật tuần qua: Thi hành kỷ luật các đảng viên có vi phạm, khuyết điểm; Thanh tra hai dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Trong tuần từ ngày 6-12/1, trong nước diễn ra một số sự kiện nổi bật: Thủ tướng thăm và làm việc tại Lào; Triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương; Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật các đảng viên có vi phạm, khuyết điểm; Công bố quyết định thanh tra 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2; Bộ Y tế thông tin “virus gây viêm phổi trên người HMPV tại Trung Quốc”.

Nổi bật tuần qua Thi hành kỷ luật các đảng viên có vi phạm, khuyết điểm; Thanh tra hai dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2
Phát hiện vi phạm về kinh tế gần 158 nghìn tỷ đồng và 245 ha đất

Ngày 28/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Thanh tra. Dự và chỉ đạo hội nghị có Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình. Tại điểm cầu Huế có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương; cùng đại diện các sở, ngành liên quan.

Phát hiện vi phạm về kinh tế gần 158 nghìn tỷ đồng và 245 ha đất
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 7/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập” được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới

TIN MỚI

Return to top