ClockThứ Tư, 15/04/2020 09:24

Kịch bản của nợ xấu

TTH - Làn sóng cầm chừng, thậm chí là đình đốn trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ do COVID-19… đã cuốn hoạt động ngân hàng và các tổ chức tín dụng vào vòng xoáy của nó. Thanh khoản thấp kéo lãi suất cho vay giảm.

Dù cần thiết, nhưng ngay cả việc hỗ trợ để giảm đau, trợ thở cho các doanh nghiệp cũng là một trong những lý do của vấn đề. Tuy nhiên, ở lĩnh vực hoạt động này, điều lo ngại nhất là việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu, dẫn đến những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế.

Khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm 23% là dư nợ dự kiến bị tác động của dịch bệnh trong thời gian vừa qua - theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng. Hơn 300.000 tỷ đồng là tổng gói tín dụng mà ngân hàng đã tung ra để hỗ trợ doanh nghiệp cũng như cá nhân. 18.000 tỷ đồng trong số này là tổng dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ; khoảng 126.000 tỷ đồng là dư nợ được miễn, giảm lãi và dư nợ vay mới với lãi suất thấp là 165.208 tỷ đồng.

Hiểu một cách khác, đây cũng là cách để cứu mình trong tình hình hiện tại của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, ngay cả khi điều đó đã được thực hiện, các ngân hàng vẫn không hề có một kịch bản lạc quan. Lo âu không chỉ đến từ việc diễn biến dịch bệnh sẽ được kiềm chế hay phức tạp hơn, mà còn vì chủ của các khoản vay không dễ trả nợ ngay và trả nợ đúng hạn dù đã được cơ cấu lại nợ và giãn nợ.

Có thể sẽ vượt hơn 3% là tỷ lệ nợ xấu trong năm 2020 mà Ngân hàng Nhà nước ước tính. Theo kịch bản của quý 1, nợ xấu nằm trong biên độ từ 2,9% - 3,2% vào cuối quý nếu dịch bệnh được kiếm soát. Cũng theo kịch bản này, nợ xấu ở cuối quý 2 sẽ vào khoảng từ 2,6% - 3% cho đến cuối năm. Một kịch bản khác, có tỷ lệ xấu cao hơn, trong mức gần 4% vào cuối quý 2; đến hết năm 2020 sẽ vào khoảng từ 3,7% hoặc cao hơn. 

Tiết giảm chi phí, điều chỉnh chỉ tiêu kinh doanh, thắt chặt quản trị rủi ro, siết chặt chất lượng tín dụng ở các khoản vay mới; giảm chi lương, thưởng, cổ tức… là điều đã được các ngân hàng thương mại cổ phần tính toán và đưa vào thực hiện. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, việc xác định phải đối phó với suy giảm kinh doanh, đối mặt với nợ xấu và thậm chí có thể phá sản cũng là điều được các ngân hàng này đặt ra, lường trước để có các phương án giảm sốc.

Chủ động nhận diện tình hình, lên các kế hoạch và phương án hành động và góp sức cùng Chính phủ để duy trì nền kinh tế và cũng là cách để “cứu” mình là điều đã được hệ thống ngân hàng đưa vào thực thi. Nhưng một kịch bản lạc quan nhất, nợ xấu cũng tăng từ 0,3 đến 0,5% và mức xấu nhất, có thể đến 1% là điều đã được tổng giám đốc một ngân hàng trong khối này dự báo, khi mà số lượng khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 từ khoảng gần 1.000 trong tháng 2 đã tăng gấp nhiều lần trong tháng 3.

Tại Thừa Thiên Huế, báo cáo của UBND tỉnh về tình hình kinh tế-xã hội trong tháng 3 và 03 tháng đầu năm cho thấy, dư nợ tín dụng ước thực hiện đến cuối tháng 3/2020 đạt 50.700 tỷ đồng, tăng 0,3% so với đầu năm; trong đó cho vay xuất khẩu khẩu 6,1%, tăng 6,3% so với đầu năm và nợ xấu toàn địa bàn ở mức 1.000 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng 1,97%.

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng

Chiều 18/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2024 và giao ban ngành Ngân hàng, triển khai nhiều chính sách mới của NHNN Việt Nam.

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng
Xây dựng kịch bản mưa lũ bất thường

Chiều 5/12, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã có công văn hỏa tốc gửi các chủ hồ đập thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh về việc triển khai các biện pháp bảo đảm vận hành an toàn nhằm chủ động ứng phó sớm với hình thế thời tiết nguy hiểm trong thời gian đến.

Xây dựng kịch bản mưa lũ bất thường
Chủ động phương án phòng chống thiên tai với nhiều kịch bản

Mùa mưa bão năm 2023, theo dự báo trên địa bàn tỉnh có khả năng xảy ra từ 3-4 cơn bão và 10-12 đợt mưa, mưa lớn. Trên cơ sở nhận định xu thế khí tượng thuỷ văn, nhiều giả định kịch bản thiên tai đã được đưa ra tại cuộc họp rà soát, triển khai nhiệm vụ công tác phòng chống thiên tai (PCTT) của tỉnh năm 2023, diễn ra chiều 7/9.Cuộc họp có sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh và đại diện các sở, ban, ngành liên quan.

Chủ động phương án phòng chống thiên tai với nhiều kịch bản
Chi phí dự phòng rủi ro tại nhiều ngân hàng giảm mạnh

Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2023 đã chính thức được các ngân hàng công bố. Đáng chú ý, nhiều ngân hàng đã giảm mạnh chi phí dự phòng rủi ro trong bối cảnh chất lượng tài sản đang có xu hướng đi xuống, nợ xấu gia tăng.

Chi phí dự phòng rủi ro tại nhiều ngân hàng giảm mạnh

TIN MỚI

Return to top