ClockThứ Tư, 03/07/2024 11:23

Cảnh báo lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

TTH.VN - Lợi dụng tình trạng một số khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học cho tài khoản ngân hàng theo Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước, nhiều đối tượng đã giả danh cán bộ ngân hàng giả vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo.
HN - Phú Thăng
  • HN - Phú Thăng

Cập nhật tài khoản thanh toán trong chi trả chế độ bảo hiểm: Tiện nhiều đườngCập nhật sinh trắc học: Người gấp gáp, kẻ dửng dưng Chạy đua cập nhật sinh trắc học: Để giao dịch ngân hàng thông suốt

Các lưu ý của ngân hàng đối với khách hàng để tránh bị lợi dụng

Những ngày gần đây, nhiều người dân tập trung cập nhật sinh trắc học nhằm đảm bảo các giao dịch chuyển khoản trên 10 triệu đồng hoặc lũy kế trên 20 triệu đồng/ngày được thông suốt. Trong khi nhiều người khá thuận lợi trong việc cập nhật sinh trắc học thì vẫn còn khá nhiều khách hàng gặp khó khăn khi thực hiện các thao tác này.

Lợi dụng việc đó, nhất là khi khách hàng chia sẻ lên các trang mạng xã hội, các đối tượng lừa đảo đã gọi điện, nhắn tin, kết bạn qua zalo, facebook… để hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học. Các đối tượng yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh căn cước công dân, hình ảnh khuôn mặt của khách hàng… để được hỗ trợ. Thậm chí đối tượng còn yêu cầu cuộc gọi video để thu thập thêm giọng nói, cử chỉ. Các đối tượng còn đề nghị khách hàng truy cập vào đường link lạ để tải và cài đặt ứng dụng hỗ trợ thu thập sinh trắc học trên điện thoại…

Sau khi lấy được thông tin của khách hàng, các đối tượng sẽ chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.

Trước tình trạng trên, Vietcombank đã phát đi thông báo: Vietcombank không liên hệ và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân để cập nhật thông tin sinh trắc học; không gửi đường link để khách hàng cập nhật thông tin sinh trắc học. Mọi đường link gửi qua các phần mềm chat (SMS, zalo, viber, messenger …) để cập nhật thông tin sinh trắc học đều là giả mạo.

 Cán bộ ngân hàng hỗ trợ cập nhật sinh trắc tại quầy giao dịch

Đồng thời yêu cầu, khách hàng chỉ cập nhật thông tin sinh trắc học trên ứng dụng VCB Digibank hoặc tại các điểm giao dịch của Vietcombank. Không chia sẻ thông tin cá nhân, thông tin dịch vụ ngân hàng… lên mạng xã hội để các đối tượng lừa đảo lợi dụng.

Ngân hàng này cũng lưu ý, xác thực bằng sinh trắc học chỉ áp dụng với một số loại giao dịch trực tuyến với hạn mức nhất định; giao dịch tại quầy không cần xác thực bằng sinh trắc học. Đa số các loại giao dịch, thanh toán tiện ích trực tuyến phổ biến hàng ngày không phải xác thực sinh trắc học như: chuyển tiền dưới 10 triệu đồng/lần và cộng dồn dưới 20 triệu đồng/ngày; thanh toán tiền điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí dưới 100 triệu đồng/ngày; giao dịch tiết kiệm, giải ngân khoản vay trực tuyến…

Nếu chưa cần thực hiện giao dịch trực tuyến thuộc phạm vi bắt buộc xác thực sinh trắc học, khách hàng không cần phải thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học ngay. Khách hàng có thể chủ động cập nhật thông tin sinh trắc học online trên app VCB Digibank vào thời điểm thích hợp mà không cần trực tiếp đến quầy giao dịch của Vietcombank.

Các ngân hàng khác cũng phát đi cảnh báo tương tự. Trong đó, Agribank cảnh báo: khách hàng tuyệt đối không cung cấp mã OTP, mật khẩu ngân hàng số,... cho bất kì ai kể cả nhân viên ngân hàng. Agribank không liên hệ trực tiếp với khách hàng để hướng dẫn thu thập sinh trắc học. Khách hàng tuyệt đối cảnh giác và không truy các đường link lạ qua chat, SMS hoặc email gửi đến điện thoại của bạn để tránh nguy cơ bị lừa đảo, đánh cắp thông tin.

Tin, ảnh: Hoàng Loan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất

Cuối năm âm lịch, nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao. Vì thế, để đáp ứng nguồn vốn cho thị trường, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động.

Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất
Cảnh giác với "quà mồi"

Chiêu trò lừa đảo tặng quà chẳng còn mới, nhưng lợi dụng thời điểm gần Tết, chiêu trò đó lại diễn ra nhiều hơn với thủ đoạn tinh vi hơn.

Cảnh giác với quà mồi
Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm

Dù đã có nhiều thông báo về việc cập nhật sinh trắc học trước thời điểm 1/1/2025 để đảm bảo không bị dừng các giao dịch thanh toán trực tuyến, tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa cập nhật sinh trắc học cho tài khoản ngân hàng điện tử. Vì thế trong ngày làm việc đầu tiên của năm 2025, các ngân hàng đều đón một lượng khách hàng đến cập nhật thông tin sinh trắc học rất đông

Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm
App giả, lừa thật

Với thủ đoạn lừa đảo ngày một tinh vi, tốt nhất khi các số điện thoại lạ gọi đến yêu cầu làm lại định danh, cung cấp mã OTP, chụp ảnh căn cước công dân, chân dung không rõ mục đích, mọi người nên từ chối.

App giả, lừa thật
Lừa làm giấy tờ đất đai, chiếm đoạt 6,75 tỷ đồng

Ngày 26/12, Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh cho biết đã tạm giữ hình sự đối tượng Võ Nguyễn Hoàng Nguyên (sinh năm 1990), trú tại số nhà 22/13 Phan Kế Bính, phường Thủy Xuân (TP.Huế) về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lừa làm giấy tờ đất đai, chiếm đoạt 6,75 tỷ đồng

TIN MỚI

Return to top