ClockChủ Nhật, 12/01/2025 15:22

Những chiến công trên con đường huyền thoại

TTH - Trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ, Nhân dân A Lưới nói riêng và cả đồng bào miền Tây Thừa Thiên Huế nói chung đã lập bao chiến công hiển hách trên con đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

65 năm con đường huyền thoạiĐường Trường Sơn & vị tướng huyền thoại

 Xe vận tải Trường Sơn vận chuyển bộ đội, vũ khí, lương thực, thực phẩm từ miền Bắc tiến về Sài Gòn. Ảnh: Tư liệu - TTXVN

Kiện tướng gùi hàng Hồ A Nun

Với nhiệm vụ “cầu nối” giữa hai miền Bắc - Nam và trực tiếp chi viện sức người, sức của cho chiến trường Trị Thiên Huế, đoạn đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đi qua miền Tây Thừa Thiên Huế đã vươn ra với chiều dài gần 400km và hơn 100 cầu, cống các loại, đi qua các huyện A Lưới, Phong Ðiền, Nam Ðông, Phú Lộc.

Để mở đường, xây dựng và bảo vệ đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh, con đường huyết mạch đi qua tỉnh Thừa Thiên Huế, hàng ngàn người dân đã tham gia vận tải đưa vũ khí, lương thực cùng các đoàn xe quân sự trên các con đường 71, 72, 73, 74 từ miền núi xuống đồng bằng, tham gia chiến đấu góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975. Riêng huyện A Lưới, trong kháng chiến chống Mỹ đã đóng góp 33.837 tấn lương thực, thực phẩm; có sự tham gia của hàng vạn lượt dân công hỏa tuyến, 577 liệt sĩ, 1.018 thương binh, hàng ngàn gia đình có công, 8.296 người tham gia cách mạng, 2.011 bộ đội.

Chung sức nhanh chóng đưa đội hình xe vượt bãi lầy. Ảnh: Tư liệu - TTXVN 

Trên những tuyến đường vận tải đầy gay go thử thách này đã ghi dấu những chiến công xuất sắc, những đóng góp to lớn của quân và dân miền Tây Thừa Thiên Huế; trong đó không thể không nhắc tới kiện tướng gùi hàng Hồ A Nun.

Hồ A Nun (1944-2023) sinh ra tại xã Hồng Bắc, huyện A Lưới, một người con của dân tộc Pa Cô. Từ nhỏ, cậu bé Hồ A Nun đã chứng kiến cảnh quê hương bị máy bay Mỹ liên tục ném bom, nhà cửa, rừng núi bị cày xới, dân làng bị chết, bị thương nên đã hun đúc tinh thần yêu nước và căm thù giặc trong ông. Đây là lý do ông xin gia đình đi theo cách mạng, lên rừng làm liên lạc cho lãnh đạo xã và bộ đội địa phương. Sau đó, với năng lực của mình, A Nun được phân công làm trinh sát ở huyện Phong Điền. Khi Đoàn 559 thành lập để vận chuyển đạn dược, hàng hóa vào chi viện miền Nam, A Nun tình nguyện tham gia gùi, thồ hàng ở tuyến đường Trường Sơn đi qua địa bàn huyện A Lưới.

Với tinh thần “Một kg hàng là một đồng bào miền Nam đỡ đổ máu, mỗi viên đạn là một kẻ thù” trong vòng từ năm 1961 đến 1969, Hồ A Nun đã gùi 179 tấn vũ khí, lương thực (tương đương một đoàn xe chiến lược). Có những thời điểm ông gùi 192kg trên vai đi qua 30km núi đồi, trong hoàn cảnh trên thì mưa bom bão đạn, trong rừng thì thú dữ, đặc biệt là sự xuất hiện của bệnh sốt rét nhưng ông luôn hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao, xứng đáng với danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng.

Nơi ghi dấu những chiến công

Con đường huyền thoại còn ghi nhận chiến công của quân dân ta ở chiến trường Trị Thiên Huế tại sân bay A So năm 1966. Sân bay A So nằm trên địa phận thôn Sam, xã Đông Sơn, huyện A Lưới, cách đường Hồ Chí Minh 2km về phía đông. Sân bay được đế quốc Mỹ xây dựng từ những năm 1960 hòng tăng cường tiềm lực, khả năng quân sự để chống lại các hoạt động vũ trang của quân và dân ta, đặc biệt chống phá sự lớn mạnh của đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đi qua khu vực này. Cùng với sân bay A So, chúng còn xây dựng sân bay A Co ở xã Hồng Thượng, sân bay A Lưới ở thị trấn A Lưới với mục đích khống chế hành lang chiến lược phía tây dãy Trường Sơn, và ngăn chặn sự lớn mạnh của con đường chiến lược Hồ Chí Minh từ miền Bắc vào và miền Nam ra.

Tháng 11/1965, tại Bộ Tư lệnh Quân khu 4, đồng chí Lê Trọng Tấn - Tổng tham mưu phó trực tiếp giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh Sư đoàn 325 “Tiêu diệt cụm cứ điểm A So, giải phóng miền Tây Thừa Thiên Huế mở rộng hành lang Tây Trị - Thiên”. Tháng 12/1965, Sư đoàn hành quân vào chiến trường. Ngày 10/3/1966, trung đoàn bộ đội chủ lực phối hợp với bộ đội và du kích địa phương dùng súng cối 120, DKZ tiến hành tập kích hỏa lực và bắn phá công sự địch suốt đêm và cả ngày hôm sau, làm cho kẻ địch không trở tay kịp.

Tối 10/3/1966, Bộ Tư lệnh mặt trận quyết định ra lệnh cho Trung đoàn 95 tấn công chiếm lĩnh trận địa. Mất vị trí chiến lược quân sự quan trọng này, Mỹ và tay sai đã bằng mọi giá tìm cách phá hoại. Chúng tập trung lực lượng binh khí, kể cả dùng vũ khí hóa học, chất độc màu da cam, chất phát quang nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng. Từ tháng 8/1965 đến 12/1970, A Lưới có tới 256 phi vụ rải chất độc hóa học, mà dư lượng chất độc ấy còn để lại hậu quả đến ngày hôm nay. A So trở thành nơi ghi dấu những chiến công của quân và dân ta ở A Lưới, đồng thời là chứng tích tội ác của đế quốc Mỹ, nhắc nhở các thế hệ hôm nay trân trọng những chiến công của lớp lớp thế hệ cha anh ngã xuống.

Trải qua 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng bào các dân tộc Thừa Thiên Huế dưới sự lãnh đạo của Đảng một lòng một dạ theo Đảng, theo Bác Hồ, đóng góp sức người sức của cho chiến trường. Những chiến công thầm lặng đó đã góp phần to lớn trong việc xây dựng, chiến đấu và bảo vệ hệ thống đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đi qua địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế, một địa bàn đã từng là hậu phương trực tiếp, vừa là cửa ngõ của tuyến đường, một nơi đã vinh dự gánh sứ mệnh lịch sử nặng nề, giữ liền mạch máu giao thông, giữ vững một hành lang chiến lược cực kỳ quan trọng, là nơi dồn sức mạnh của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa đến với tiền tuyến lớn miền Nam anh hùng. Thừa Thiên Huế cũng chính là nơi đã cùng cả nước đổ biết bao mồ hôi và xương máu để tạo ra và phát triển tuyến đường này cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.

Lê Thị Mai An
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những chiến công nổi bật

“Thành công trong chuyên án triệt phá đánh bạc và ma túy là hai trong nhiều chiến công nổi bật của lực lượng công an các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh trong năm 2022”, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Đại tá Đặng Ngọc Sơn khẳng định.

Những chiến công nổi bật
Thầm lặng góp những chiến công

Bằng sự tận tâm, nhiệt huyết, thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ Phòng Hồ sơ nghiệp vụ (HSNV) Công an tỉnh đã phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ phá thành công nhiều chuyên án, vụ án quan trọng.

Thầm lặng góp những chiến công
Phần thưởng cho những chiến công xuất sắc

Liên tục 10 năm liền vinh dự được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ đơn vị suất sắc; năm 2020, 2011, lần lượt được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, hạng Ba…, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an Thừa Thiên Huế là lá chắn thép trên trận tuyến đầu tranh với các loại tội phạm hình sự, bảo vệ bình yên cho Nhân dân.

Phần thưởng cho những chiến công xuất sắc
Lập nhiều chiến công

Dù bất cứ hoàn cảnh nào, lực lượng Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (CQCSĐT) Công an tỉnh cũng luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Lập nhiều chiến công
Chiến công thầm lặng

Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, cán bộ, chiến sĩ Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS) Công an tỉnh đóng vai trò rất lớn trong việc điều tra, kết luận, khám phá thành công các vụ án.

Chiến công thầm lặng

TIN MỚI

Return to top