ClockThứ Ba, 24/03/2020 15:28

Ký ức tháng 3

TTH - Chiến tranh đã lùi xa 45 năm, nhưng mỗi lần tháng 3 về, nhiều người lại bồi hồi, xúc động khi nhớ về một thời gian khó nhưng rất đỗi từ hào. Mọi người đã vỡ òa niềm vui khi quê hương được giải phóng.

Trang sử quê hương qua “đời người cách mạng”Ngày trở về

Ông Hoàng Anh Đề hào hứng nhớ lại những kỷ niệm gian khó nhưng rất đỗi tự hào

Ông Hoàng Anh Đề (89 tuổi), quê ở xã Vinh Giang (Phú Lộc), nguyên Huyện đội trưởng Huyện đội Phú Lộc xúc động: “Tháng 3 đối với tôi đầy ắp những kỷ niệm. Kỷ niệm một thời đạn bom, gian khổ nhưng đầy tự hào. Tôi còn nhớ như in hình ảnh trước ngày giải phóng Thừa Thiên Huế 26/3/1975, từng toán địch rút chạy tháo thân về cửa biển Thuận An, Tư Hiền. Một cảnh tượng vô cùng hỗn loạn. Do bị đánh bất ngờ, lại bị các lực lượng vũ trang địa phương cắt đứt hoàn toàn các tuyến đường, chặn đứng đường rút chạy của địch vào Đà Nẵng, nên chúng bị ta tiêu diệt, thiệt hại rất nặng nề”.

“Hàng nghìn xe địch di tản từ Huế vào Đà Nặng bị chặn đứng ở Phú Lộc phải quay trở lại trong hoảng loạn. Nhờ có sự chuẩn bị từ trước, nên khi bộ đội chủ lực tấn công địch vừa đến nơi thì lực lượng nổi dậy ở các địa phương cũng đã chủ động phối hợp làm chủ chiến trường, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ lực tấn công địch trên các hướng chủ đạo”, ông Lê Xuân Lanh (77 tuổi), quê xã Phong Sơn (Phong Điền) - trinh sát phục vụ chiến đấu giải phóng Huế nhớ rõ sự kiện.

Trước đó, để đánh địch, toàn bộ lực lượng của ta từ Phú Lộc đến Phong Điền đã bí mật tìm cách ém quân. Khi thời cơ đến đã cùng Nhân dân tấn công vào các chi khu quân sự địch làm cho chúng bất ngờ, bị động. “Chúng tôi được Trung ương và Khu ủy, Tỉnh ủy quán triệt chủ trương: “Phải tiêu diệt và làm tan rã địch; đánh bại cơ bản kế hoạch bình định của định, giải phóng và giành quyền làm chủ 50% dân số ở đồng bằng; chia cắt chiến lược để thúc đẩy tình hình phát triển có lợi cho ta...”. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã kịp thời chỉ đạo Mặt trận Trị Thiên Huế chớp lấy thời cơ, nhanh chóng chuyển hướng tấn công, tiêu diệt toàn bộ quân địch không cho chúng rút chạy khỏi Trị Thiên Huế, giải phóng Huế và toàn bộ Trị Thiên”, ông Hoàng Anh Đề nhớ lại.

Ông Lê Xuân Lanh kể về những giây phút quê hương được giải phóng

45 năm đã qua kể từ khi quê hương được giải phóng, nhưng đến bây giờ ông Lê Xuân Lanh vẫn không sao quên được không khí của những ngày cận kề giải phóng. “Ngày 25/3/1975, các cánh quân của ta từ nhiều hướng tiến vào TP. Huế, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch. Sáng 26/3/1975, lá cờ cách mạng tung bay trên bầu trời Cố đô Huế, đánh dấu mốc lịch sử Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng”, ông Lê Xuân Lanh xúc động.

Thừa Thiên Huế được giải phóng mang một ý nghĩa to lớn, góp phần quan trọng vào chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975. “Trong chiến dịch giải phóng quê hương, những người lính Trung đoàn 6 – Đoàn Phú Xuân anh hùng vinh dự được giao nhiệm vụ cắm lá cờ Mặt trận giải phóng lên đỉnh Kỳ Đài Huế và đã góp công lớn trong việc vừa giải phóng vừa bảo tồn nguyên vẹn TP. Huế”, ông Nguyễn Đức Pha, nguyên Đại đội Trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6 chia sẻ câu chuyện.

Thật khó để kể hết những cảm xúc, niềm tự hào khi quê hương được giải phóng. Nhưng với những người như ông Đề, ông Lanh, ông Pha thì để có được thành quả như ngày hôm nay, họ càng thấm thía biết bao vai trò lãnh đạo tài tình của Đảng trong việc kiên định mục tiêu giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. “Tuy còn những khó khăn nhất định, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đoàn kết nhất trí của toàn Đảng bộ, quân và dân tỉnh nhà, chúng tôi luôn tin tưởng Thừa Thiên Huế sẽ ngày càng phát triển giàu đẹp”, ông Hoàng Anh Đề kỳ vọng.

Bài, ảnh: ANH PHONG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thức quà ký ức

Có một người bạn trẻ của tôi ở Hà Nội nói rằng, em đi chợ mà thấy mấy loại bánh truyền thống là mua ngay, không chỉ mua để ăn đâu, mà như mua một kỷ niệm cho mình...

Thức quà ký ức
Người lính công binh và ký ức Điện Biên Phủ

70 năm trôi qua kể từ chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Chí Bình vẫn nhớ như in “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non”.

Người lính công binh và ký ức Điện Biên Phủ
Ký ức một thời

Cứ đến tháng Ba, tháng Tư hằng năm là những ký ức về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành thắng lợi lại có dịp ùa về trong mỗi người đã một thời “vào sinh ra tử”, “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đó là những kỷ niệm một thời đạn bom, gian khổ nhưng rất đỗi tự hào. Sự tự hào ấy của họ đã làm nên sức mạnh để góp phần giải phóng quê hương, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước ngày 30/4/1975.

Ký ức một thời
Lễ hội điện Huệ Nam năm nay sẽ có đoàn rước bộ

Đoàn rước đường bộ xuất phát từ 352 Chi Lăng để di chuyển lên Nghinh Lương Đình. Cùng lúc, đoàn thuyền xuất phát từ 352 Chi Lăng lên bến Nghinh Lương Đình chờ để nhập đoàn đường bộ rước Mẫu lên điện Huệ Nam.

Lễ hội điện Huệ Nam năm nay sẽ có đoàn rước bộ
Chầm chậm tháng Ba

Tháng Ba, đôi khi mình muốn ngồi thật lâu dưới một tán cây. Những dải nắng trùng trình rọi qua vòm lá rậm, rắc mật lên bờm hoa mê mướt tím, đậu lại trên đôi cánh bầy sẻ đang mổ vào hư vô. Màu xanh ngợp đầy của lá tràn vào lồng ngực tháng Ba, như thôi thúc người ta hoài vọng về một quãng đồng mùa con gái, một cánh rừng rộng đến mộng mị, hay ấp ủ chiêm bao trong mảnh vườn tuổi nhỏ. Lứa gió đầu xuân hãy còn hây hẩy, nhu mì, nhón tay mở những cánh cửa tỉnh thức, thả bầy ý nghĩ đi rong. Giữa quãng vắng tưởng như bất động, mình ngồi đợi những xa xôi quay về.

Chầm chậm tháng Ba

TIN MỚI

Return to top