ClockThứ Bảy, 30/01/2021 06:30

Huế đang thay đổi từng ngày

TTH - Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đã xác định Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Mốc thời gian phấn đấu là đến năm 2025, nếu sớm hơn nữa thì càng tốt.

Đầu tư cho văn hóa di sảnThủ tướng yêu cầu sớm hoàn thành cơ chế, chính sách đặc thù với Thừa Thiên HuếNền tảng quan trọng cho thành phố trực thuộc Trung ương

Đài phun  nước vừa đưa vào hoạt động thu hút đông đảo người dân đến vui chơi, chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: NGUYỄN PHONG

Tính chất của mọi đô thị như thế nào đều được quy chuẩn. Chuẩn của đô thị Trung ương là chuẩn cao trong các “nấc thang” đô thị.

Trong cuộc gặp mặt báo chí vào cuối năm 2020, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, có 3 tiêu chí mà Thừa Thiên Huế khó đạt được, đó là: mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu người và thu ngân sách.

Về quy định thì những tiêu chí này quả là Thừa Thiên Huế khó đạt được. Đến năm 2020, về mật độ dân số, Thừa Thiên Huế có khoảng 1 triệu dân. GRDP bình quân đầu người ở vào khoảng 2.170 USD. Thu ngân sách 8.900 tỷ đồng. Trong những năm tới Thừa Thiên Huế phấn đấu mục tiêu tăng trưởng từ 7,4 -8,4%/năm. Nếu đạt được thì đây được cho là mức độ tăng trưởng cao. Song vì miếng bánh kinh tế còn nhỏ nên giá trị tuyệt đối được tạo ra cũng không phải là lớn lắm!

Nhưng Huế là một nơi đặc biệt – đặc biệt cả về những yếu tố mang tính lịch sử; đặc biệt về vị trí địa lý; đặc biệt cả những giá trị văn hóa và cảnh quan thiên nhiên…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Thừa Thiên Huế có những nét rất riêng biệt, rất khác so với nhiều địa phương khác trong cả nước về những giá trị di sản văn hóa; nói đến Huế là nói đến Cố đô, vùng đất rất đặc thù. Con người sâu lắng, trầm tư, ít ồn ào, từ giọng nói đến tính cách…”. Và nhiều nhà chính trị, nhà nghiên cứu văn hóa chẳng có lần đã nói: “Giữ Huế là giữ cho cả nước…” đó sao!

Thế thì phải xây dựng cho Huế một cơ chế đặc thù để phát triển ngang tầm với vị thế của Huế. Và Huế đã thật sự đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo, các cơ quan ban ngành Trung ương trong việc tạo điều kiện, xây dựng cho Huế một cơ chế đặc thù. Trong cuộc gặp mặt với báo chí cuối năm nói trên, ông Phan Ngọc Thọ cho biết, quy định về cơ chế đặc thù cho Huế đã được trình lên Chính phủ. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã vừa có ý kiến về cơ chế, chính sách này đối với Thừa Thiên Huế trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Mừng cho Huế. Chúng ta tự hào về Huế đã có một quá trình phấn đấu bền bỉ, vừa giữ gìn những giá trị cũ cả về vật thể và phi vật thể và bù đắp những giá trị mới. Kinh tế, du lịch ngày càng phát triển và được du khách, bạn bè trong và ngoài nước ghi nhận. Có những thứ mới nhìn qua đã thấy hết sức khó khăn mà nếu không có một quyết tâm cao từ nội bộ thì khó có thể mà làm được, ví như dự án di dân Thượng Thành để những gì của di tích trả về di tích và tạo điều kiện sống tốt hơn cho người dân… với nguồn kinh phí thực hiện bằng chừng nửa năm thu ngân sách của tỉnh, vậy mà chúng ta làm được. Đề án mở rộng đô thị Huế, với tầm nhìn 2030 -2045 rộng hơn gấp 5 lần Huế hiện tại đã được sự ủng hộ của nhiều ban ngành Trung ương.

Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương không phải chỉ cái danh, là khát vọng… mà chính là nội hàm phát triển. Từ đây, ngoài nội lực chúng ta còn được tiếp thêm một nguồn “ngoại lực” quan trọng nữa để thúc đẩy nhanh hơn cho sự phát triển. Ngoài sự hỗ trợ ngân sách từ Trung ương cho những công trình lớn, có nhiều nhà đầu tư lớn cũng đã và đang “ nhảy” vào Huế. Nhà đầu tư bao giờ cũng là những người nhạy bén với cơ hội cho nên chúng ta tin rằng, Huế đã có một vị thế khác! Chính ngay bản thân các cấp lãnh đạo và người dân Huế thôi, qua các chương trình, ví như cải cách hành chính, chỉnh trang và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, xây dựng đô thị thông minh… chúng ta cũng đã cảm nhận Huế đang có sự thay đổi hàng ngày.

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huế xanh

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn các giá trị di sản một lần nữa khẳng định mục tiêu của Huế là gìn giữ và phát huy các giá trị cốt lõi, có tính chiều sâu.

Huế xanh
Thành phố “thay áo” mới

2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo NQ 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Vì vậy, thành phố Huế tập trung các nguồn lực, chỉ đạo thực hiện các dự án (DA) trọng điểm về phát triển, mở rộng không gian đô thị, nhằm tạo tính kết nối giữa hai quận Bắc và Nam thành phố.

Thành phố “thay áo” mới
Trách nhiệm và tâm huyết

Ngày 1/1/2025, vùng đất Cố đô đánh dấu một mốc son lịch sử mới khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Vinh dự và tự hào là cảm xúc chung của cả hệ thống chính trị và người dân thành phố Huế trực thuộc Trung ương; cùng với đó là tinh thần nỗ lực, phấn đấu hơn nữa để xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Trách nhiệm và tâm huyết
Đổi thay cuộc sống người Mường ở Khe Su

Nằm nép mình dưới chân dãy Bạch Mã hùng vĩ, thôn Khe Su, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, là nơi cư trú của một cộng đồng nhỏ người Mường. Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm từ các cấp chính quyền, người dân nơi đây đã vươn lên thoát nghèo, từng bước ổn định cuộc sống.

Đổi thay cuộc sống người Mường ở Khe Su
Hương Trà tập trung các nguồn lực phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới

Năm 2024, Hương Trà đã tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm như: Quảng trường và Nhà văn hóa trung tâm thị xã, chỉnh trang tuyến QL1A (Hương Văn - Hương Chữ), đường ven sông Bồ, chợ đầu mối Bình Điền, các tuyến đường nối với QL1A, xây dựng hệ thống trường học đạt chuẩn quốc gia…

Hương Trà tập trung các nguồn lực phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới

TIN MỚI

Return to top