ClockThứ Ba, 26/07/2022 06:15

Hành trình tìm đồng đội

TTH - Tìm kiếm, cất bốc, quy tập hài cốt các liệt sĩ là một nhiệm vụ quan trọng và thiêng liêng được các cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã Hương Trà không quản ngại khó khăn, gian khổ để thực hiện trong nhiều năm qua.

Tìm đồng đội bằng tấm lòng và trách nhiệmLãnh đạo Quân khu 4 kiểm tra công tác tìm kiếm mộ liệt sĩ

Quy tập các liệt sĩ về Nghĩa trang Bình Điền

Công việc thầm lặng

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trên địa bàn Hương Trà có hàng nghìn liệt sĩ đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhiều người con của Tổ quốc đã anh dũng hy sinh và đang nằm lại trên chiến trường xưa. Đưa các anh về đất mẹ, là nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả nhưng hết sức gian khó của các cán bộ, chiến sĩ Ban CHQS thị xã.

Nghe tin người dân đi rừng phát hiện có manh mối mộ liệt sĩ, lực lượng Ban CHQS thị xã cùng với Đội quy tập mộ liệt sĩ 192 – Bộ CHQS tỉnh chuẩn bị hành trang lên đường. Vượt núi, băng rừng, trèo đèo cao, suối sâu, chênh vênh vực thẳm, nước độc, rừng thiêng, chặng đường các anh vượt qua hết sức gian nan, vất vả. Nhưng ở bất kỳ đâu, các anh cũng tìm đến với một tâm nguyện là tìm bằng được các liệt sĩ, đồng đội của mình.

Nhân viên Chính sách Ban CHQS thị xã Hương Trà - Trần Viết Bình ngậm ngùi: Trong hành trình tìm kiếm mộ liệt sĩ có nhiều câu chuyện rất xúc động, như lần cất bốc 5 hài cốt liệt sĩ ở Cồn Soi (phường Hương Xuân). Mộ liệt sĩ từ kháng chiến chống Pháp nhưng khi tìm thấy, ai cũng nghẹn ngào vì cả 5 hài cốt vẫn còn nguyên vẹn, bọc trong những tấm nilon. Có những ngôi mộ chỉ còn một vài di vật không còn nguyên vẹn. Nhưng bằng những kinh nghiệm có được, chúng tôi luôn bảo đảm tốt nhất khi cất bốc cũng như đưa các anh về để tiện cho việc nhận diện sau này.

“Điều tiếc nuối nhất là những lần chúng tôi đi theo nguồn tin của người dân, thân nhân gia đình liệt sĩ cung cấp, nhưng khi đến nơi, dù đã tìm kiếm, đào cả vùng rộng lớn, lật những tảng đá to vẫn không tìm thấy và “đón” được các anh về. Mới đây, ở thôn 4 (xã Hồng Tiến), đơn vị thi công khi sử dụng xe xúc đào đất phát hiện di vật của liệt sĩ và báo chính quyền, nhưng khi lên tìm kiếm ròng rã một ngày, vẫn không phát hiện được hài cốt”, ông Bình kể.

Trên đường hành quân, lực lượng tìm kiếm luôn đối mặt với nguy hiểm khi “đụng” bom mìn hay bò cạp, rắn độc chui vào tăng, võng… Như lần lên Khe Trái (phường Hương Vân), chúng tôi “gặp” nguyên hầm đạn AK, cối 60 còn sót lại sau chiến tranh, sau đó, đã kịp thời báo cho lực lượng công binh lên xử lý.

Tiếp tục tìm kiếm

Hương Trà có địa hình rộng, nhiều rừng núi, khe suối phức tạp, đi lại khó khăn, những nơi ngày xưa cha anh từng hành quân chiến đấu thì nay các anh có mặt. Dù các liệt sĩ còn nằm sâu trong rừng, đồi núi hiểm trở, chỉ cần có thông tin, chúng tôi còn tiếp tục tìm kiếm, cất bốc”, ông Bình bày tỏ.   

Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục Chính sách, số liệt sĩ hy sinh ở chiến trường Hương Trà là trên 2.000 người (nhiều nhất là những năm 1968-1972). Qua nhiều giai đoạn tìm kiếm, đã có gần 2.000 mộ liệt sĩ được cất bốc, quy tập về các nghĩa trang, đa phần là liệt sĩ chưa biết tên.

Theo ông Ngô Anh Đức, Chính trị viên Ban CHQS thị xã, những năm qua, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ được cấp ủy, chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện; các hội, đoàn thể trên địa bàn tích cực phối hợp vận động Nhân dân cung cấp thông tin, đã đạt được nhiều kết quả tích cực, phần nào xoa dịu nỗi đau của thân nhân gia đình các anh hùng liệt sĩ.

Ban CHQS thị xã phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội Hương Trà và các xã, phường đã tiến hành xác minh, thống kê, đến nay, tổng số mộ liệt sĩ được quy tập về các nghĩa trang là 1.489 liệt sĩ, trong đó có 56 mộ đầy đủ thông tin và 10 mộ có 1 phần thông tin, số còn lại là mộ không đầy đủ thông tin. Ngoài ra, Hương Trà còn có 585 mộ liệt sĩ do gia đình quản lý…

Kết quả trên thật ra còn quá khiêm tốn so với sự hy sinh hết sức lớn lao của các liệt sĩ, sự mong mỏi của đồng bào, đồng chí và thân nhân các liệt sĩ. Song đó là sự thể hiện tình cảm, sự tri ân của thế hệ hôm nay với người đã hy sinh vì đất nước.

“Chúng tôi đang lập bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và trong thời gian tới sẽ tiếp tục tuyên truyền, tích cực vận động các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin có nghi vấn mộ liệt sĩ để tổ chức khảo sát, tìm kiếm, cất bốc, quy tập, đón các anh về”, ông Đức cho hay.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trên hành trình khởi nghiệp

Toàn tỉnh có gần 1.000 phụ nữ khởi sự, khởi nghiệp kinh doanh. Trên hành trình khởi nghiệp, những hội viên, phụ nữ luôn được các cấp hội đồng hành, hỗ trợ...

Trên hành trình khởi nghiệp
Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Cầu mây & hành trình phía trước

Hiện tại, không phải cầu chinh, không phải Jujitsu và càng không phải bắn cung, mà cầu mây mới là bộ môn non trẻ nhất của thể thao Huế.

Cầu mây  hành trình phía trước
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Áo dài & hành trình lan tỏa

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau một thời gian dài với rất nhiều các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của chiếc áo dài truyền thống ở vùng đất kinh kỳ.

Áo dài  hành trình lan tỏa

TIN MỚI

Return to top