ClockThứ Tư, 14/09/2022 09:06

Tại nguồn, rồi sao nữa…?

Phải dần từng bước và xây dựng một lộ trình phù hợp, nhất là việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng -  đó là câu trả lời theo cách hiểu của tôi khi những người hàng xóm trao đổi, đặt câu hỏi về việc phân loại rác tại nguồn. Điều này diễn ra sau khi họ xem/đọc được những thông tin mới nhất về việc TP. Huế cùng với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam) tổ chức khởi động việc phân loại rác tại nguồn vào sáng chủ nhật vừa qua.

Thực ra, việc phân loại rác tại nguồn không phải là quá xa lạ trong cuộc sống. Các nước phát triển đã thực hiện điều này từ lâu. Lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn chắc chắn là sẽ tiết kiệm được nguồn nhiên liệu, hạn chế được tình trạng lạm dụng và phụ thuộc vào khai thác thiên nhiên. Đồng thời, sẽ tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn dựa trên sự thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế. Mặt khác, điều này sẽ là tác động cơ hữu đến việc giảm bớt sự ô nhiễm môi trường, cũng như giảm áp lực cho việc phát sinh nhu cầu ngày càng lớn về các bãi chôn lấp trên tất cả các khu vực dân cư.

Một số liệu ước tính cho thấy, mỗi ngày cả nước phát sinh khoảng hơn 60.000 tấn rác thải (con số này ở Thừa Thiên Huế là hơn 500 tấn rác sinh hoạt; trong đó riêng TP. Huế có từ 350-400 tấn) nhưng chỉ có khoảng 15% lượng rác thải thu gom được tái chế hoặc tái sử dụng. Trong khi đó, khoảng 10% là tỷ lệ lượng chất thải rắn phát sinh mỗi năm trên địa bàn cả nước. Chúng tôi trở lại những con số này để thấy rõ hơn một thực tế rằng, nếu chúng ta không thay đổi nhận thức và hành vi trong xử lý rác thải, sẽ đến lúc chúng ta phải chống chọi và chịu đựng chính hệ quả của hành vi ấy.

Thực ra, vấn đề ở đây là lúc nào việc chịu đựng ấy sẽ tới ngưỡng và liệu chúng ta cứ thúc thủ để nó tới ngưỡng? Hay cần một sự điều chỉnh, thay đổi và vận hành sự thay đổi ngay từ chính ý thức ở mỗi người. Điều này nghe thì dễ, nhưng để làm được nó là cả một quá trình. Ngay như việc Nói không với túi ni-lông, và việc Hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh, sạch và sáng chừng như vẫn dừng lại ở những Ngày Chủ nhật xanh. Đấy là mới chỉ nói riêng ở một địa phương, còn trên một phạm vi rộng lớn hơn, đó là cả một vấn đề như người ta vẫn thường nói “nhận thức là một quá trình”. Cho dù theo tôi, ở khía cạnh này, đây cũng chỉ là mệnh đề để “nại cớ” cho hành vi.

Với sự tài trợ của Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam, 156 bộ thùng lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt đã phân loại và được lắp đặt tại một số điểm công cộng. 148 bộ thùng lưu chứa cùng loại cũng đã được TP. Huế lắp đặt tại các trụ sở cơ quan, ban ngành, trường học trên địa bàn 23 phường là những thông số bước đầu, ở giai đoạn đầu của việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn. Đây có thể ghi nhận như là những bước đi ban đầu để hình thành thói quen ở người dân. Còn nhiều việc phải tiếp tục được xây dựng để điều này trở thành một phần tất yếu của cuộc sống. Nhưng dù sao, có đi ắt sẽ có đến, miễn là nó không phải là một lộ trình quá lâu và quá dài…

An Bình Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hình thành thói quen phân loại rác tại nguồn

Từ ngày 1/1/2025, phân loại chất thải rắn sinh hoạt (PLCTRSH) là việc làm bắt buộc với mọi cá nhân và hộ gia đình, nếu không phân loại theo quy định, người dân sẽ bị phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng.

Hình thành thói quen phân loại rác tại nguồn
“Trường - Viện” và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao - Kỳ 1: Gắn kết hữu cơ giữa các thực thể

Mô hình “Trường - Viện” đã minh chứng mang lại hiệu quả thiết thực trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao như hiện nay. Mô hình này của Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) đã được Ban Tuyên giáo Trung ương chọn là điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2024.

“Trường - Viện” và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao - Kỳ 1 Gắn kết hữu cơ giữa các thực thể
Tiết kiệm để giúp hộ nghèo

Sau hơn 1 năm phát động, phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC-NLĐ) tiết kiệm ít nhất một ngày 1.000 đồng để giúp đỡ hộ nghèo” đã và đang lan tỏa ở các cơ quan, đơn vị tại huyện Phú Lộc.

Tiết kiệm để giúp hộ nghèo
Đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian

Cùng với việc triển khai có hiệu quả ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội (BHXH) số, BHXH tỉnh đồng thời thực hiện kết nối, tích hợp tài khoản định danh điện tử (VNeID) trên ứng dụng VssID của BHXH Việt Nam, nhằm mang lại nhiều tiện ích cho người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn.

Đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian
Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn

Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đang tăng lên. Điều này kéo theo những vấn đề lo ngại về bệnh tật, nguồn thức ăn cho thủy sản, môi trường nước và các chi phí khác... Việc nghiên cứu thành công sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho một số loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh mở ra cơ hội mới và những lợi ích kinh tế, xã hội đi kèm.

Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn

TIN MỚI

Return to top