ClockThứ Sáu, 13/11/2020 06:45

Người cao tuổi vùng cao sống vui, sống khỏe

TTH - Với nhiều phương cách tổ chức hay, sáng tạo, trên 2.400 hội viên người cao tuổi (NCT) tại Nam Đông đã và đang sống vui, sống khỏe, sống có ích.

"Chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi"Chăm sóc, hỗ trợ người cao tuổi

Trao đổi, chia sẻ là phương cách để người cao tuổi giúp nhau

Bà Võ Thị Yến, Trưởng Ban đại diện Hội NCT huyện Nam Đông cho biết: Hàng năm, ngoài phong trào thi đua Tuổi cao - gương sáng, Hội NCT địa phương còn thành lập và duy trì các câu lạc bộ để NCT có môi trường giao lưu, sinh hoạt, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Trong đó, hoạt động sôi nổi và hiệu quả nhất là  CLB Chăm sóc sức khỏe, CLB Liên thế hệ tự giúp nhau, bóng chuyền hơi, thể dục dưỡng sinh...”.

Gắn bó và thiết thực với hội viên, các CLB Chăm sóc sức khỏe ra đời. Hoạt động của CLB hướng đến đảm bảo sức khỏe cho NCT, chú trọng vào các bệnh thường gặp. Trong đó, ngoài kiểm tra sức khỏe định kỳ, đo huyết áp hàng tháng, các cụ còn được nghe truyền thông về sức khỏe NCT.

Đến với CLB để được tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, các thành viên CLB cũng xem đây là ngôi nhà thứ 2, nơi họ được chăm sóc, giúp đỡ. Vì tính thiết thực, nhân ái, chỉ 9 tháng trở lại đây, huyện Nam Đông đã thành lập mới thêm 5 CLB, tăng số lượng CLB lên 10 và nâng tổng số hội viên tham gia đạt xấp xỉ 400.

Tại xã Hương Phú, CLB Liên thế hệ tự giúp nhau đã chứng minh hiệu quả hoạt động. Ông Trần Đình Hưng, Chủ nhiệm CLB cho biết: “Dù mới thành lập từ năm 2019 nhưng CLB đã có những hoạt động quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống cho hội viên. Trong đó thiết thực nhất là quỹ cho vay xoay vòng vốn”. Đến nay, CLB Liên thế hệ xã Hương Phú đã tổ chức cho vay hai lượt (tổng cộng 5 hộ). Mỗi hộ được vay từ 2 – 7 triệu đồng. Nguồn vốn trên phù hợp với mặt bằng chung của các hội viên làm kinh tế nhỏ. Do được xoay vòng mỗi năm, số lượng hội viên được vay để phát triển kinh tế, ổn định sinh kế sẽ ngày càng tăng.

Ngoài hỗ trợ vay vốn làm ăn, 60 thành viên CLB còn giúp nhau những lúc ốm đau, bệnh tật. Không chỉ thăm hỏi, tặng quà, các thành viên CLB còn hỗ trợ việc chăm sóc, nâng đỡ tinh thần đối với hộ neo đơn, khó khăn, dìu dắt nhau vượt qua gian khó.

Cũng tại Hương Phú, được sự quan tâm sát sao của địa phương và sự chung sức, đồng lòng, 4 Chi hội NCT thôn Đa Phú, Phú Hòa, Thanh An và K4 đã huy động hội viên trồng rừng gây quỹ. Ông Trần Văn Chánh, Chủ tịch Hội NCT xã thông tin: “Với trên 1 hecta diện tích, trung bình 4 năm mỗi chi hội có thêm trên 10 triệu đồng. Đặc biệt có giai đoạn Chi hội thôn K4 thu gần 20 triệu đồng”. Đây là hình thức gây quỹ sáng tạo, hiệu quả và bền vững, phát huy thế mạnh trồng rừng tại địa phương.

Ngoài phát triển kinh tế gia đình, nhiều hội viên đã chia sẻ kinh nghiệm làm ăn cho mọi người, cùng giúp nhau làm kinh tế, xây dựng đời sống ổn định. Nhiều mô hình sản xuất có thu nhập trên trăm triệu đồng mỗi năm được nhiều hội viên tìm tòi, học hỏi như phương cách trồng trọt, chăn nuôi của ông Nguyễn Dực (Hương Phú); ông Đoàn Trọng Tuyến (Hương Lộc); ông Trần Chúc; ông Diệp Minh Khanh…

Ngoài ra, các hội viên tại Nam Đông còn áp dụng phương thức cho vay giống cây trồng, vật nuôi không lãi để thúc đẩy nuôi trồng. Cùng nhau tham gia các lớp tập huấn về ươm giống, phòng trừ sâu bệnh, thay đổi tập quán canh tác để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Với nhiều chương trình hiệu quả, đời sống tinh thần và vật chất của hội viên Hội NCT Nam Đông ngày càng cải thiện. Trong 9 tháng đầu năm nay, Hội đã kết nạp thêm 245 thành viên. Ông Hồ Viết Lễ, Trưởng ban Ban đại diện Hội NCT tỉnh cho biết: “Nam Đông là một trong những địa phương đạt hiệu quả cao trong công tác chăm lo cho NCT. Trong đó, hoạt động có hiệu quả của các CLB là điểm sáng, góp phần thu hút nhiều NCT tham gia phong trào hội. Từ đó không chỉ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần mà còn phát huy uy tín của NCT trong gia đình, cộng đồng và xã hội”.

Bài, ảnh: Mai Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương

Những phiên chợ vùng cao tại Thừa Thiên Huế đang dần khẳng định vị trí đặc biệt trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là nơi để bà con trao đổi hàng hóa, góp phần quảng bá sản phẩm địa phương, đồng thời phát triển du lịch và tạo động lực nâng cao đời sống kinh tế - xã hội.

Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương
Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới

Với mô hình Đoàn cơ sở “3 chủ động”, các tổ chức cơ sở đoàn trên địa bàn huyện A Lưới đã tạo chuyển biến tích cực trong phong trào đoàn, cũng như công tác đoàn kết tập hợp đoàn viên, thanh niên.

Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới
Người cao tuổi phát triển kinh tế

Kiên trì, bản lĩnh và không ngừng sáng tạo trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều người cao tuổi (NCT) đã thành công với các mô hình kinh tế khác nhau. Từ đó, làm giàu cho bản thân, gia đình và góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

Người cao tuổi phát triển kinh tế
"Mẹ Lành" của học trò vùng cao

Hai từ “mẹ Lành” thân thương được nhiều trẻ gọi cô Mai Thị Mộng Lành (Trường mầm non Xuân Lộc, huyện Phú Lộc) không phải tự nhiên mà có. Ngoài giờ trên lớp, cô giáo Lành còn dành thời gian đến nhà thăm hỏi gia đình của các cháu. Đến buổi chiều vào giờ tan trường, có những trẻ mà ba mẹ đi làm rẫy chưa kịp về, cô Lành lại chở các cháu về nhà. Dù đường bản đi lại còn nhiều khó khăn, nhưng không làm khó được cô giáo dáng người nhỏ nhắn.

Mẹ Lành của học trò vùng cao

TIN MỚI

Return to top